Răng số 8 (răng khôn) thường mọc lúc 18 – 25 tuổi, tuy nhiên cũng có thể mọc sớm hơn (16 – 17 tuổi) hoặc muộn hơn (trên 30 tuổi). Có người không thấy răng khôn mọc lên nhưng thực tế vẫn có thể có răng khôn và do răng mọc lệch, ngầm dưới xương hàm và bị mô mềm che phủ.
1. Một số kiểu răng khôn mọc lệch thường gặp
Răng khôn là răng số 8 mọc sau cùng và trong cùng của hàm, răng có thể mọc lên theo nhiều cách khác nhau như: mọc thẳng, mọc nghiêng, mọc lệch, nằm ngang hoặc mọc ngầm dưới nướu. Răng khôn mọc thẳng ít gây đau đớn và khó chịu nhất, tuy nhiên phần lớn răng khôn không mọc thẳng.
Nguyên nhân là do răng mọc sau cùng của hàm, diện tích trống cho răng mọc khá nhỏ, răng không đủ không gian để mọc thẳng nên thường mọc xô vào các răng khác, mọc lệch hoặc ngược.
1.1. Răng khôn mọc lệch
Thời điểm mọc răng khôn là độ tuổi trưởng thành, khi xương hàm đã ổn định và không còn tăng trưởng, hơn nữa xương có độ cứng cao nên răng khôn mọc thường rơi vào tình trạng thiếu không gian để mọc bình thường. Cũng vì vậy mà răng khôn mọc lệch rất phổ biến, tình trạng lệch ở mỗi người và mỗi răng là khác nhau.
Hầu hết trường hợp răng khôn hàm trên mọc lệch có thể nhổ được, ngược lại với răng khôn hàm dưới thường khó nhổ hơn. Răng khôn mọc lệch gây nhiều đau đớn, ảnh hưởng đến các răng xung quanh và gây bệnh về răng nên được nhổ bỏ, trước đó bác sĩ sẽ thăm khám, chụp X-quang để tránh biến chứng có thể gặp khi nhổ răng.
Nếu bạn bị răng khôn mọc lệch, nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám, xác định tình trạng răng cũng như cấu trúc răng – hàm xung quanh để xem xét nhổ bỏ hoặc điều trị phù hợp.
1.2. Răng khôn mọc ngầm
So với răng khôn mọc lệch, răng khôn mọc ngầm gây nhiều đau đớn hơn và bắt buộc phải nhổ bỏ. Răng này còn được gọi là răng cối thứ ba hoặc răng khôn bị lợi trùm. Nguyên nhân khiến răng khôn mọc ngầm cũng do không đủ diện tích cung hàm để răng mọc.
Tình trạng mọc răng khôn này gây rất nhiều đau đớn, khó chịu trong thời gian dài cả khi không nhai n
uốt, hơn nữa còn liên quan đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
Với sự phát triển của y học hiện đại, việc nhổ răng khôn hiện nay khá dễ dàng và an toàn, tuy nhiên bệnh nhân vẫn nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm để giảm đau đớn, phục hồi sau nhổ răng nhanh cũng như ngăn ngừa biến chứng có thể gặp khi thực hiện nhổ răng.
2. Răng khôn mọc lệch có thể gây biến chứng gì?
Răng số 8 mọc lệch gây ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và toàn thân của người bệnh. Do vậy việc hiểu biết về nguy cơ, biến chứng do răng khôn gây ra là rất cần thiết trong việc dự phòng các bệnh răng miệng. Răng số 8 mặc lệch có thể gây ra các biến chứng sau:
2.1. Gây viêm chân răng
Răng khôn mọc lên thường gặp khó khăn và xô đẩy vào răng bên cạnh nên thường gây viêm phần nướu quanh răng. Do đau đớn nên nhiều người lười vệ sinh răng miệng hơn, khi ăn cũng tránh nhai và bên hàm có răng khôn mọc, có thể gây ra viêm lợi ở cả vùng răng đó.
Viêm chân răng tại chỗ xảy ra khi răng mọc lệch nhô 1 phần, còn một phần vẫn nằm lại dưới lợi. Phần nướu quanh răng này dễ bị viêm, đỏ, sưng tấy, thậm chí khiến người bệnh không thể ăn uống hay nói chuyện được. Viêm chân răng thường kèm theo sốt với những cơn đau dai dẳng, đáp ứng hoặc kém đáp ứng với thuốc giảm đau.
2.2. Gây xô lệch răng
Răng khôn mọc lệch khi không đủ chỗ để mọc nên thường xô đẩy vào răng bên cạnh, điều này không những ảnh hưởng đến răng số 7 mà có thể làm xô cả hàm răng. Các răng chen chúc nhau và trở nên lệch lạc, mất vị trí ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. Nhổ bỏ xử lý sớm răng khôn này mới có thể tránh được tình trạng răng mọc xô lệch.
2.3. Gây hôi miệng
Khi răng khôn mọc gây đau nhức, viêm lợi, người bệnh khó vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển cùng với cặn thức ăn đọng lại. Đây là những nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi.
2.4. Gây sâu răng
Răng khôn mọc lệch tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và nguy cơ sâu răng cao, sâu răng ban đầu thường xảy ra ở răng khôn hoặc răng hàm số 7, sau đó có thể lan đến các răng khác.
2.5 Gây rối loạn về phản xạ và cảm giác
Do ở mặt có nhiều dây thần kinh chi phối nên khi răng số 8 mọc lệch chèn ép vào dây thần kinh gây mất, giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm; Có thể gây hội chứng giao cảm: Đau một bên mặt; phù, đỏ quanh ổ mắt…
Bạn nên đặt lịch khám Nha khoa định kỳ để sớm phát hiện ra các vấn đề về răng miệng, răng số 8 mọc có thể gây nên các triệu chứng sưng má, đau hoặc không có biểu hiện trên lâm sàng. Hiện nay, Trung tâm Nha khoa và Thẩm mỹ Anh Dũng áp dụng nhiều phương pháp nhổ răng số 8 mọc lệch hiện đại không gây đau ở mức độ nhẹ nhàng nhất, ít sang chấn nhất để loại bỏ những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe tại chỗ và toàn thân sau này.
Bạn nên đặt lịch khám Nha khoa định kỳ để sớm phát hiện ra các vấn đề về răng miệng, răng số 8 mọc có thể gây nên các triệu chứng sưng má, đau hoặc không có biểu hiện trên lâm sàng. Hiện nay, Trung tâm Nha khoa và Thẩm mỹ Anh Dũng áp dụng nhiều phương pháp nhổ răng số 8 mọc lệch hiện đại không gây đau ở mức độ nhẹ nhàng nhất, ít sang chấn nhất để loại bỏ những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe tại chỗ và toàn thân sau này.