Điều trị viêm lợi
Hơn 90% dân số Việt Nam gặp phải hiện tượng viêm lợi với cấp số cộng tăng theo từng ngày. Thói quen ăn đồ ăn nhanh, vệ sinh răng miệng vội vàng cũng như không chú trọng tới các thành phần có trong sản phẩm chăm sóc răng miệng càng khiến tình trạng viêm lợi kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới giao tiếp và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Để biết thêm về viêm lợi cũng như các triệu chứng liên quan, bạn đọc vui lòng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
7 Biểu hiện bệnh viêm lợi không phải ai cũng biết!
Viêm lợi là một chứng bệnh viêm phát sinh ở tổ chức lợi chân răng. Biểu hiện lâm sàng là lợi răng sưng đỏ, mép lợi tròn tù, tổ chức chân răng lỏng, dễ chảy máu, kèm hôi miệng, người bệnh có cảm giác đau hoặc ngứa căng lợi răng. Viêm lợi lâu dài có thể khiến cho lợi răng phì đại, tăng sinh gọi là viêm lợi dạng phì đại. Nếu không được điều trị có thể dẫn tới các bệnh nặng hơn về răng miệng và có thể sẽ mất răng.
Viêm lợi ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng, dưới đây là những dấu hiệu cơ bản mà người bị viêm lợi thường gặp:
- Lợi bị sưng tấy: Là tình trạng lợi bị sưng phồng lên, khi chạm vào dễ gây đau đớn. Khi ăn, chạm vào lợi gây cảm giác đau nhức, khó chịu.
- Lợi thay đổi màu sắc: Lợi (nướu) chuyển dần từ màu hồng nhạt sang màu đỏ hoặc đỏ sẫm.
- Lợi dễ bị chảy máu: Chỉ cần va chạm nhẹ như đánh răng, xỉa răng bằng tăm,… là lợi đã chảy máu cũng là dấu hiệu của căn bệnh này.
- Xuất hiện mảng bám (cao răng): Các mảng bám này bị lắng đọng bởi những vi khuẩn có hại, vụn thức ăn,… và thường bám ở cổ răng, dưới nướu răng và kẽ răng. Từ đó gây ra viêm lợi.
- Răng bị lung lay nhẹ: Khi viêm lợi kéo dài, phần nướu ở chân răng người bệnh yếu đi, chức năng bảo vệ răng của lợi cũng mất dần làm cho răng bị lỏng hoặc lung lay.
- Tụt lợi chân răng: Là khi giữa răng và lợi xuất hiện những khe hổng, sâu (còn gọi là túi lợi). Những khe hở này là nơi trú ẩn lý tưởng của các mảng bám, thức ăn thừa, vi khuẩn có hại gây viêm lợi.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu: Theo thống kê, nước ta có đến hơn 90% người dân bị hôi miệng từ mức độ nhẹ đến cao. Nguyên nhân có thể là do sự xuất hiện của cao răng, các mảng bám răng, vi khuẩn và những hạt thức ăn đang phân hủy trong miệng, khiến mùi hôi lúc nào cũng tồn tại ngay cả khi làm sạch răng miệng.
Nguyên nhân chính gây viêm lợi – Có thể bạn đã coi thường!
Hầu như tất cả viêm lợi là do mảng bám gây ra. Mảng khoáng hóa là sự lắng đọng của vi khuẩn, bã thức ăn, nước bọt và chất nhầy với canxi và muối phosphate. Sự kích thích do mảng bám đi sâu quá rãnh lợi bình thường, tạo ra túi lợi. Những túi này chứa vi khuẩn có thể gây viêm lợi và sâu chân răng. Các yếu tố tại chỗ khác, chẳng hạn như sai khớp cắn, cao răng, dắt thức ăn, phục hình bị lỗi và khô miệng, đóng một vai trò thứ yếu.
Viêm lợi không do mảng bám xảy ra với một tỷ lệ nhỏ. Nguyên nhân bao gồm nhiễm vi khuẩn, virus và nấm, phản ứng dị ứng, chấn thương, rối loạn niêm mạc da (ví dụ như lichen planus, pemphigoid) và các rối loạn về di truyền (ví dụ, u xơ lợi di truyền).
Cảnh báo biến chứng do viêm lợi ai cũng phải biết
Bệnh viêm lợi nếu không được điều trị sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. Tình trạng viêm lâu ngày sẽ lây lan sang các mô cơ và xương (bệnh nha chu), thậm chí là nguy cơ bị rụng răng. Hơn nữa, sức khỏe răng miệng kém cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tổng thể.
Thậm chí một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, tình trạng lợi viêm dẫn đến bệnh nha chu có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh phổi. Khi lợi bị viêm nặng kèm theo người bệnh có vấn đề về phổi, thì việc hít vi khuẩn từ miệng vào trong phổi cũng khiến tăng nguy cơ viêm phổi.
Bệnh nhân mắc tiểu đường thường gặp những vấn đề về răng miệng, nhiễm khuẩn. Ngược lại, tình trạng nhiễm khuẩn, viêm lợi cũng khiến cơ thể khó kiểm soát nồng độ đường máu hơn.
Đối với phụ nữ mang thai gặp những vấn đề về sức khỏe răng miệng thì nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân sẽ cao hơn những thai phụ có sức khỏe răng miệng tốt.
Cách chữa viêm lợi an toàn – Ai dùng cũng khỏi
Nếu nhận thấy mình cũng có những dấu hiệu của viêm lợi, hãy nhanh tay thử nghiệm với những phương pháp này:
Chữa mẹo
- Kem nghệ: Nghệ ngày càng được sử dụng phổ biến nhờ tính kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh. Bạn có thể tạo hỗn hợp nghệ bằng cách trộn một thìa cà phê bột nghệ với nửa thìa cà phê muối và nửa thìa cà phê dầu mù tạt, rồi dùng hỗn hợp này thoa lên răng và lợi 2 lần mỗi ngày để làm giảm các triệu chứng viêm lợi.
- Dầu cỏ chanh: Nghiên cứu cho thấy nước súc miệng chứa dầu cỏ chanh có hiệu quả trong việc giảm lượng mảng bám – nguyên nhân và triệu chứng gây viêm lợi. Bạn hãy hòa 2-3 giọt dầu cỏ chanh với nửa lít nước để tạo hỗn hợp nước súc miệng, và chú ý nhổ ra sau khi súc miệng.
- Baking soda: Đánh răng bằng kem đánh răng làm từ baking soda và nước có thể giúp trung hòa các axit trong khoang miệng – một trong những nguyên nhân gây bệnh nha chu. Nghiên cứu cho thấy các loại kem đánh răng chứa baking soda có khả năng loại bỏ mảng bám tốt hơn các loại kem đánh răng không chứa baking soda.
Điều trị y tế
- Thuốc trị viêm lợi Metronidazol Stada
- Thuốc trị viêm lợi PerioKin
- Kem bôi viêm lợi Metrogyl Denta
Lưu ý các thực phẩm nên ăn, nên tránh khi bị viêm lợi
Vấn đề ăn uống rất quan trọng đối với người bị viêm lợi, các chuyên gia của Nha khoa Anh Dũng đã đưa ra một số lời khuyên về thực phẩm bổ sung trong thời gian này:
- Chất xơ: Chất xơ có tác dụng làm sạch mảng bám và chất tồn dư còn mắc kẹt tại khoang miệng. Ngoài ra, chất xơ còn kích thích tuyến nước bọt, giúp tuyến này hoạt động mạnh, hỗ trợ cải thiện tình trạng khô miệng hiệu quả, đẩy lùi bệnh lý viêm lợi. Vì vậy, chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như: Rau cải, xà lách, súp lơ, táo, lê,… để cải thiện tình trạng bệnh lý này.
- Trà xanh: Trà xanh có chứa chất polyphenols – tinh chất quý, có tác dụng vô cùng tốt đối với sức khỏe răng miệng. Đặc biệt, chất này còn có khả năng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây mảng bám. Do đó, nếu bạn uống trà xanh hàng ngày, bệnh viêm lợi sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
- Thực phẩm chứa axit lactic: Theo các chuyên gia, người bị viêm lợi nên ăn các loại thực phẩm chứa axit lactic. Vi khuẩn lactic có tác dụng kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, tăng cường hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn. Ngoài ra, axit lactic còn có khả năng kìm hãm sự phát triển của một số vi sinh vật gây bệnh, rất tốt cho người mắc viêm lợi.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh:
- Các loại thịt dai: Trước tiên, bạn nên tránh xa các loại thịt dai như: Thịt chó, thịt gà, thịt bò,… bởi nhai những loại thịt này rất dễ mắc vào răng, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn cư trú, tấn công và gây viêm nhiễm nặng.
- Đồ ăn quá nóng, quá lạnh: Đặc điểm của bệnh viêm lợi là nướu sưng tấy, dễ chảy máu,… Do đó, nếu bạn sử dụng thực phẩm hay đồ uống quá nóng, quá lạnh sẽ khiến cho vết thương bị bỏng rát, đau nhức nghiêm trọng, dẫn tới quá trình điều trị và phục hồi kéo dài. Thế nên, nếu không may mắc viêm lợi, bạn cần kiêng các loại thực phẩm, đồ uống này.
- Thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, axit: Các thực phẩm, đồ uống chứa nhiều đường và tinh bột được coi là “thủ phạm” tạo ra mảng bám cao răng, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập, sinh sôi và làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng nề.
- Thực phẩm gây khô miệng: Nước bọt có tác dụng duy trì độ ẩm, làm sạch khoang miệng, đồng thời bảo vệ nướu răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Vì thế, nếu bạn bị khô miệng, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập, khiến bệnh phát triển nặng hơn.