Cắt phanh môi/lưỡi là gì?

• Thắng môi, thắng lưỡi là một tổ chức cơ nhỏ, được bao ngoài bởi màng cơ, nối hai môi và lưỡi với xương hàm trên và hàm dưới. Thông thường có 7 thắng trong khoang miệng với hình dạng và vị trí khác nhau.

• Chức năng chính của các thắng là giữ cho sự phát triển của các môi và lưỡi hài hòa với sự phát triển của các xương miệng, trong quá trình phát triển của phôi thai. Loại thắng ảnh hưởng lớn nhất đến sự mọc răng và môi trường miệng là thắng nối với lưỡi (thắng lưỡi) và thắng nối ở vị trí chính giữa của môi trên.

Khi nào thì phẫu thuật thắng lưỡi?

Thắng lưỡi là một loại thắng đặc biệt nối mặt dưới của lưỡi với sàn miệng. Nó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của khoang miệng. Đây là tổ chức giữ vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của lưỡi, nhất là khi nuốt. Để thực hiện quá trình nuốt, lưỡi cần được đưa lên áp sát vòm miệng và quá trình này cũng góp phần tạo hình cho vòm miệng. Sự rắn chắc của thắng lưỡi xác định biên độ hoạt động của lưỡi. Nó chi phối mức độ đưa lên trên hay đưa ra phía trước trong các hoạt động của lưỡi.

Nếu lưỡi không thể đưa lên đủ sát vòm miệng do thắng lưỡi quá ngắn. Lưỡi sẽ tự đưa ra phía trước theo phản xạ để có thể áp sát vòm miệng. Thói quen này góp phần tạo thúc đẩy sự đưa ra của hàm dưới và hiện tượng cắn hở các răng phía trước. Hiện tượng thắng lưỡi quá ngắn còn gọi là tật “dính lưỡi”.

Về mặt chức năng, thắng lưỡi ngắn gây trở ngại trong việc bú sữa ở trẻ sơ sinh. Đồng thời còn gây khó khăn khi phát âm khi trẻ học nói và ảnh hưởng đến việc chỉnh nha và các vấn đề về răng miệng.

Khi nào thì phẫu thuật thắng môi?

Thắng môi có 2 vị trí, thắng môi trên và thắng môi dưới. Tuy nhiên chỉ có thắng môi trên thường gây nên khoảng hở giữa hai răng cửa giữa. Phẫu thuật cắt thắng môi được khuyên nên thực hiện trong quá trình chỉnh nha. Hay thực hiện khi trẻ trong độ tuổi từ 10-11 tuổi.

Sau khi khe hở giữa 2 răng cửa giữa hàm trên đã được đóng bằng việc chỉnh nha, mới nên thực hiện phẫu thuật cắt thắng môi. Như vậy mới tránh sự hình hành sẹo khi lành thương sau phẫu thuật và làm cho khoảng hở giữa 2 răng cửa tái phát.

Thắng môi hàm dưới có thể gây ra một số vấn đề răng miệng khi bám gần bờ nướu dính. Nó gây hiện tượng tụt nướu theo thời gian do lực kéo thường xuyên và luôn hướng xuống dưới do cử đông hằng ngày của môi dưới.

Tại sao nên phẫu thuật cắt phanh môi/lưỡi tại Nha khoa Anh Dũng?

  • Phẫu thuật nhanh gọn, không tốn thời gian
  • Phẫu thuật không chảy máu hoặc rất ít chảy máu: do dao mổ bipolar vừa cắt vừa cầm máu tại chỗ.
  • Phẫu thuật không nhiễm trùng hoặc nguy cơ nhiễm trùng rất thấp do chức năng cầm máu tại chỗ tốt nên không tạo môi trường thuận lợi để nhiễm khuẩn.
  • Phẫu thuật mau lành: kích thích tái tạo mô sinh học và lành thương.
  • Giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát, dính lại hay mô sẹo xơ.

Tật dính thắng lưỡi có ảnh hưởng thế nào với trẻ?

Dính thắng lưỡi tuy là một dị tật bẩm sinh không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu được phát hiện trễ sẽ gây ra một số ảnh hưởng sau:

  • Ảnh hưởng thể chất: Dị tật dính thắng lưỡi ảnh hưởng đến chức năng bú nuốt của trẻ. Trẻ lớn hơn thì ăn uống khó khăn do khi nuốt thức ăn lưỡi bị kéo lại, trẻ dần biếng ăn, chậm phát triển cân nặng.
  • Ảnh hưởng ngôn ngữ: Khi trẻ bắt đầu tập nói sẽ ảnh hưởng đến việc phát âm, trẻ không chỉ khó nói và còn nói ngọng, chậm nói.
  • Ảnh hưởng thẩm mỹ: Hàm răng bị ảnh hưởng vì tật dính thắng lưỡi có thể đẩy răng cửa hàm dưới nghiêng, xô lệch.

Các bước thực hiện cắt thắng lưỡi, môi tại Nha khoa Anh Dũng

Bước 1: Trẻ được thăm khám và đánh giá mức độ dính phanh và chỉ định cắt nếu ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn, nói.

Bước 2: Trẻ được gây tê hoặc gây mê. Đối với trẻ càng lớn, ít khả năng phối hợp thì cần gây mê ngắn để bác sĩ dễ dàng thực hiện thao tác. Với trẻ nhỏ, phụ huynh có thể giữ được bé thì có thể áp dụng phương pháp gây tê.

Bước 3: Dùng dao plasma hoặc laser để cắt các phanh bị dính

Bước 4: Theo dõi trẻ sau phẫu thuật tại viện. Trẻ được xuất viện ngay sau đó.

Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật

– Vết thương sau khi phẫu thuật sẽ lành hẳn trong vòng 1 vài tuần. Thời gian này, phụ huynh nên lưu ý một số điều trong chăm sóc trẻ như sau:

– Không cho trẻ ngậm, hoặc cắt các vật cứng, sắc, có thể gây chảy máu

– Không cho trẻ sờ vào vùng phẫu thuật, tránh nguy cơ bị nhiễm trùng

– Cho trẻ uống thuốc theo bác sĩ kê đơn

– Sau phẫu thuật, bé cần được uống sữa, hay ăn đồ ăn mềm, lỏng và nguội

– Động viên bé uống nhiều nước để làm sạch miệng sau phẫu thuật

– Hướng dẫn bé vận động lưỡi, môi,  má giúp các vùng này di động tốt.