1, Răng sâu vào tủy là thế nào?
Để biết rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu những của răng gồm có những gì.
Cấu tạo của một chiếc răng bao gồm:
– Thân răng (phần răng trong miệng mà bạn có thể quan sát được bằng mắt) và chân răng (phần răng không nhìn thấy được nằm ở trong xương hàm). Vùng chóp răng (cuống răng) là đỉnh của mỗi chân răng, nơi thần kinh và mạch máu đi vào trong răng.
– Thân răng được cấu tạo từ các lớp: men răng là lớp ngoài cùng, rất cứng, ngà răng là lớp thứ 2, so với men răng thì mềm hơn và 1 buồng rỗng giữa răng ở cả ống tủy (chân răng) và buồng tủy (thân răng), trong đó chứa thần kinh, mạch máu của răng, được gọi là tủy răng. Ở phần thân răng, tủy răng còn gọi là tủy buồng, còn ở phần chân răng được gọi là tủy chân. Men và ngà răng là những tổ chức cứng của răng.
– Sâu răng xảy ra là khi các vi khuẩn tấn công tổ chức cứng của răng, gây ra tình trạng tiêu dần đi và tạo trên mặt răng những lỗ nhỏ. tổ chức cứng của răng lúc này nếu không được điều trị sẽ bị phá hủy hơn nhiều, từ từ ăn sâu xuống phía dưới và dần ăn vào tủy răng, dẫn đến tình trạng răng bị sâu vào tủy, hay còn có cách gọi khác là viêm tủy răng.
2, Răng sâu vào tủy có nguy hiểm không?
Bệnh lý răng sâu vào tuỷ là vấn đề răng miệng khá nghiêm trọng, có thể là nguyên nhân chính gây ra rất nhiều tác hại đáng lo ngại. Các vấn đề mà bệnh nhân thường gặp phải khi mắc bệnh răng sâu vào tủy nếu không kịp thời chữa trị như sau:
- Răng bị vỡ mẻ hoặc tạo hốc, tạo ra những chỗ mắc lại thức ăn khi ăn uống hằng ngày làm hôi miệng. Bên cạnh đó, khi răng bị mẻ, vỡ, hốc sâu răng dễ bị lợi ở kẽ răng bò vào lấp kín. Phần lợi này do khi ăn nhai thường bị chà sát vào dễ chảy máu, dễ sưng gây viêm và cũng là tác nhân làm hôi miệng.
- Viêm tủy răng gây ra áp-xe chóp răng, viêm lợi chân răng, gây khó chịu, đau nhức cho người bệnh, thậm chí nó còn khiến mặt của bạn sưng lên trong thời gian dài, ảnh hưởng rất lớn cho sức khỏe răng miệng và công việc.
- Tủy sẽ dần chết khi răng sâu vào tủy, toàn bộ chân răng và thân răng bị phá hủy, gây mất răng vĩnh viễn.
- Nếu không điều trị tình trạng răng sâu vào tủy thì ngoài việc sẽ mất hoàn toàn răng sâu đó còn khiến các răng kế cận bị sâu và viêm nhiễm.
- Nếu không chữa trị sớm, chóp răng sẽ bị viêm nhiễm đi sâu xuống và các tổ chức lân cận có nguy cơ ảnh hưởng, thẩm mỹ và chức năng ăn nhai chịu tác hại nghiêm trọng, thậm chí còn dẫn đến nguy cơ tử vong.
- Viêm tủy dần gây ra tình trạng viêm nhiễm tại ổ xương hàm.
- Chóp răng nhiễm trùng dẫn đến nang chân răng. Trong xương hàm với những nang to sẽ khiến tổ chức xương chịu sự phá hủy nhiều. Đối với bệnh lý này sẽ cực kỳ phức tạp trong việc chữa trị cũng như những di chứng để lại rất nặng nề, thậm chí chức năng ăn nhai không thể hồi phục lại được, chức năng thẩm mỹ không phục hình lại được, từ đó chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng đến một cách nghiêm trọng.
- Trong xương hàm những ổ viêm hình thành nên do biến chứng của răng sâu vào tủy. Điều này sẽ giúp vi khuẩn có cơ hội tồn tại trên những người mắc bệnh lý về tiểu đường, tim mạch,… Lúc này bệnh tình sẽ khó kiểm soát và tiến triển nặng hơn.
- Răng sâu vào tủy khiến bệnh nhân ăn uống kém, sức khỏe suy giảm cả về thể chất lẫn tinh thần.
3, Răng sâu vào tuỷ có hàn được không?
Câu trả lời của Trung tâm Nha khoa và Thẩm mỹ Anh Dũng về vấn đề này là còn tùy vào từng trường hợp và mức độ của người bệnh. Nếu trong tình huống răng của khách hàng đang sâu nặng với kích thước lớn thì bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp hàn bằng sứ. Còn đối với người có răng sâu vỡ lớn vào tuỷ thì việc đầu tiên cần làm là điều trị tuỷ. Bác sĩ sẽ phải nhổ bỏ hoặc cắm chốt nếu răng sâu cụt ngang hoặc dưới lợi để tránh đau nhức do viêm nhiễm và tránh cho răng lân cận bị ảnh hưởng.