ZaUI Coffee

TỤT LỢI CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

Răng sữa ở trẻ con lung lay là dấu hiệu thay răng mới ở trẻ, đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu tình trạng răng lung lay ở người trưởng thành thì đây là hiện tượng nguy hiểm; bởi răng của người trưởng thành là răng vĩnh viễn không thể mọc lại. Vậy khi răng bạn đột ngột lung lay thì sao?
1. Nguyên nhân răng lung lay ở người trưởng thành?
Hàm răng con người đầy đủ sẽ có 32 cái răng bao gồm: 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng cối nhỏ và 12 răng cối lớn. Trong 12 răng cối lớn đã bao gồm 4 cái răng khôn. Nhưng không phải ai cũng có chính xác 32 cái răng, có thể thừa hoặc có thể thiếu, tùy vào cơ địa mỗi người mà răng không có thể mọc hoặc không.
Mỗi răng có một hốc xương ổ răng riêng, cấu trúc của răng không phải một khối dính liền với xương hàm mà được giữ trong xương ổ răng bởi hệ thống dây chằng nha chu. Cấu trúc đó giúp cho răng được cố định chắc chắn phục vụ cho việc nhai. Nhưng trong một số tình huống đột ngột răng lung lay ở người trưởng thành, có thể do một số nguyên nhân như:
1.1 Viêm nha chu
Viêm nha chu (bệnh nướu răng): Hệ thống dây chằng nha chu có nhiệm vụ giữ cho răng cố định trong xương ổ răng. Chính vì vậy, khi hệ thống này không khỏe mạnh sẽ không thể thực hiện tốt chức năng của mình, khiến cho răng có tình trạng lung lay.
Viêm nha chu phần lớn là do vi khuẩn xâm nhập gây nên. Khi răng lung lay có nghĩa là bệnh viêm nha chu đã diễn ra âm thầm trong thời gian dài. Tác nhân chủ yếu thường do vệ sinh răng miệng kém, không chăm sóc răng thường xuyên tạo nên một lượng cao răng lớn tích tụ quanh chân răng.
Nếu không loại bỏ mảng bám cao răng chứa đầy vi khuẩn đó thì theo thời gian nó sẽ cứng lại, làm cho nướu răng mỏng đi, phá vỡ xương và mô hỗ trợ giữ răng. Khi thấy các dấu hiệu như nướu răng đỏ, sưng, chảy máu khi đánh răng thì khả năng cao răng bạn đang trong giai đoạn nguy hiểm.
1.2 Mang thai
Trong thời gian mang thai, nồng độ progesterone và estrogen trong cơ thể thai phụ sẽ tăng cao. Các loại hormone này có thể là ảnh hưởng đến xương răng, làm thay đổi nha chu khiến cho dây chằng nha chu khó có thể giữ răng ở đúng vị trí. Chính vì vậy trong giai đoạn này răng có thể bị lung lay.
1.3 Tác động bên ngoài
Nhiều người có thói quen sử dụng răng như một dụng cụ hỗ trợ cho nhiều việc như mở nắp chai nước, xé băng dính,… hay có thói quen xấu như nghiến răng khi căng thẳng, khi ngủ.
Đặc biệt trong tình huống răng bị tác động lớn bởi môi trường bên ngoài như gặp tai nạn, bị ngã, bị va đập phải,… sẽ làm tổn thương đến các tổ chức quanh răng như dây chằng nha chu hay làm mòn các mô khiến răng bị lung lay.
1.4 Loãng xương
Loãng xương là trường hợp thiếu canxi khiến xương bị suy yếu và trở nên giòn xương. Ngay cả những va chạm nhỏ trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể khiến xương bị gãy.
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến toàn bộ xương trên cơ thể bao gồm cả xương hàm. Trong tình trạng này xương ổ răng không chắc chắn, suy yếu chất xương khiến răng lung lay.
1.5 Lão hóa
Đây là tình trạng không thể tránh khỏi của tất cả mọi người, khi đến tuổi thì các bộ phận trên cơ thể đều sẽ lão hóa dần. Xương ổ răng cũng vậy, khi lão hóa khiến cho nó không thể đủ sức giữ chắc răng, khiến răng dần lung lay.
2. Răng lung lay có cách nào giữ được không?
Tùy vào từng nguyên nhân khiến răng lung lay sẽ có các câu trả lời khác nhau. Phần lớn là răng lung lay ở người trưởng thành dù khó điều trị nhưng cũng có thể khiến răng chắc lại. Trừ trường hợp răng lung lay do con người bước vào tuổi lão hóa thì gần như không có cách giải quyết, chỉ có thể dùng dùng cách sinh hoạt ăn uống lành mạnh kéo dài tuổi thọ của răng mà thôi.
Trường hợp răng lung lay do thay đổi sinh lý trong thời kỳ mang thai thì không cần quá lo lắng. Bởi những thay đổi của cơ thể sẽ ổn định lại sau khi khi sinh con. Nhưng khi răng bị lung lay, thai phụ cũng không thể chủ quan mà cần đến nha khoa uy tín kiểm tra tình trạng răng xem có vấn đề gì về nướu răng hay các bệnh răng miệng khác không. Bởi trên thực tế các bệnh về răng miệng cũng là nguyên nhân nguy hiểm dẫn đến tình trạng sinh non.
Răng lung lay tụt lợi hay do viêm nha chu; thì bước đầu tiên cần làm để bảo vệ răng là loại bỏ vôi răng, diệt bỏ vi khuẩn gây bệnh. Trong trường hợp viêm nha chu nhẹ thì có thể tự điều trị tại nhà bằng thuốc kháng sinh hay nước súc miệng chống lại vi khuẩn. Còn nếu tình trạng viêm quá nặng có thể nha sĩ sẽ chỉ chỉ định phẫu thuật loại bỏ các mô nướu bị viêm hay phần xương bị hỏng. Sau đó sẽ phải ghép xương khi xương bị mất do bệnh viêm nướu hay ghép mô nướu răng ngăn tình trạng mất răng.
Với tình trạng răng bị lung lay do tác động của ngoại lực, nếu xương răng chưa bị vỡ hoàn toàn thì có thể sử dụng phương pháp nẹp cố định răng. Nha sĩ sẽ cố định lại các răng lung lay bằng nẹp giúp giữ chắc răng, và phần răng đó sẽ liền lại sau một thời gian.
Ở độ tuổi trưởng thành, răng của bạn là răng vĩnh viễn và sẽ tồn tại cho đến suốt cuộc đời của bạn. Trong một số trường hợp, răng lung lay ở người trưởng thành không gây nguy hiểm, nhưng có những trường hợp đau nhức kéo dài, bạn không nên chủ quan nên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và giải quyết càng sớm càng tốt, tránh tình trạng răng bị rụng hoàn toàn.