CẢNH BÁO BIẾN CHỨNG: NIỀNG RĂNG BỊ BẬT CHÂN RĂNG

Khách hàng niềng răng với mong muốn sở hữu hàm răng khỏe, hàm răng đẹp đạt khớp cắn chuẩn. Từ đó không chỉ đảm bảo về mặt thẩm mỹ và còn khôi phục chức năng ăn nhai và phát âm.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp niềng răng bị bật chân răng dẫn đến nhiều mối nguy hiểm cho khách hàng. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Dấu hiệu nhận biết niềng răng bị hỏng, bị bật chân răng
Quá trình niềng răng thường kéo dài từ 18 – 24 tháng, tình trạng phức tạp còn tới 36 tháng để hoàn thiện. Trong suốt thời gian đó thì bạn sẽ đeo khí cụ niềng răng để tác động lực dịch chuyển răng.
Cơ chế niềng răng là tạo ra vùng nén và vùng căng giãn trong xương hàm, vùng nén sẽ tiêu xương và vùng căng sẽ tạo xương, như vậy răng sẽ dịch chuyển có sự kiểm soát. Khi đó các dấu hiệu răng lung lay là hoàn toàn bình thường nhưng đôi khi tình trạng lại khiến bạn nhầm lẫn với nguy cơ niềng răng bị bật chân răng.   
Để nhận biết tình trạng bật chân răng khi niềng thì bạn sờ thử vào chân răng tương ứng vùng chóp ngoài xương hàm, đôi khi sẽ thấy chân răng nằm lệch ra phía ngoài. Tuy nhiên, một số trường hợp thì biểu hiện này không chính xác lắm bởi chỗ lồi có thể là bản xương gồ lên, kể cả người không niềng răng cũng có thể thấy nhiều gồ xương nồi lên.
Với những nghi ngờ về niềng răng bị bật chân răng thì cách xác định chính xác nhất là chụp phim Conebeam CT. Bác sĩ sẽ quan sát được chính xác sức khỏe răng miệng và khi đó cũng sẽ có phương án khắc phục kịp thời.
2. Nguyên nhân khiến niềng răng bị bật chân răng
Niềng răng được các chuyên gia đánh giá là phương pháp an toàn, không xâm lấn răng thật và bảo vệ răng tối ưu nhất. Khi thực hiện niềng răng mục đích hướng tới là cải thiện khớp cắn và sắp xếp các răng thẳng hàng.
Tuy nhiên, vì một vài nguyên nhân nào đó mà niềng răng không mang lại kết quả như mong muốn, thậm chí niềng răng bị bật chân răng. Dưới đây sẽ là những nguyên nhân chính gây ra biến chứng này, hãy nắm rõ để chủ động bảo vệ sức khỏe của mình bạn nhé!
2.1 Chỉnh nha sai phương pháp
Không phải trường hợp sai lệch răng, sai lệch khớp cắn nào cũng có thể can thiệp bằng biện pháp niềng răng. Nếu răng hô, móm, khấp khểnh do răng mọc không đúng vị trí thì niềng răng là giải pháp tối ưu.
Nhưng trong trường hợp khiếm khuyết do xương hàm phát triển sai lệch thì niềng răng sẽ không hiệu quả, thậm chí nó còn làm khiếm khuyết này trở nên nghiêm trọng hơn.
Cụ thể khi răng hô móm do xương hàm và thực hiện niềng răng thì lực kéo của khí cụ sẽ tác động làm răng dịch chuyển nhưng hàm thì không. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng các răng cụp dần vào trong và có nguy cơ niềng răng bị bật chân răng.
2.2 Niềng răng sai kỹ thuật
Hầu hết các nha khoa hiện nay đều cung cấp dịch vụ niềng răng chỉnh nha. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật tương đối khó và đòi hỏi có chuyên môn cao nên việc niềng răng cần thận trọng.
Niềng răng cần thực hiện đúng quy trình, đúng kỹ thuật bởi bác sĩ tay nghề cao và giàu kinh nghiệm. Như vậy bác sĩ sẽ kiểm soát tốt mọi diễn biến trong suốt thời gian dài niềng răng.
Ngược lại, nếu bác sĩ thiếu chuyên môn thực hiện niềng răng sai lệch như sử dụng lực kéo không phù hợp, đánh giá sai tình trạng răng sẽ dẫn đến nhiều rủi ro.
Lực kéo quá mạnh sẽ khiến răng dịch chuyển sai hướng, mất kiểm soát và gây ra biến chứng răng lung lay, niềng răng bị bật chân răng và làm mất răng vĩnh viễn,…
2.3 Chăm sóc răng niềng sai cách
Khi niềng răng bạn sẽ phải đeo khí cụ thường xuyên, đặc biệt với khí cụ mắc cài phải đeo cố định trên cung hàm. Kho đó, việc ăn uống và vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn và bạn cần có phương pháp chăm sóc hợp lý để niềng răng đạt hiệu quả cao nhất.
Nếu việc vệ sinh răng miệng không tốt khiến thức ăn mắc kẹt trong kẽ răng hay mắc cài và không được làm sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
Ngay cả việc chải răng sai cách, dùng lực quá mạnh cũng sẽ làm tổn thương răng lợi đang nhạy cảm và gây ra biến chứng mòn men răng, bật chân răng.
2.4 Chế độ ăn uống không hợp lý
Quá trình niềng răng sẽ khiến răng nhạy cảm và đôi khi là đau nhức gây khó khăn trong việc ăn nhai. Lúc này cần chú trọng hơn đến chế độ ăn uống để đảm bảo răng dịch chuyển ổn định, không chịu tác động mạnh từ bên ngoài.
Những người niềng răng thường xuyên ăn đồ quá cứng, quá dai sẽ khiến răng và nướu bị tổn thương. Từ đó sẽ gây ra nhiều vấn đề răng miệng và cả nguy cơ niềng răng bị bật chân răng rất nguy hiểm.
3. Niềng răng bị bật chân răng – cách khắc phục hiệu quả nhất
Niềng răng bị bật chân răng là biến chứng răng miệng cực kỳ nguy hiểm, do đó bạn nên nhanh chóng đến cơ sở nha khoa để được bác sĩ khắc phục kịp thời. Sau khi kiểm tra thì bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân, mức độ bật chân răng để có phương án điều trị triệt để.
3.1 Niềng răng bị bật chân răng do sai kỹ thuật
Trường hợp này sẽ phải tiến hành tháo hết khí cụ niềng răng ra và chụp X-quang để chẩn đoán hướng dịch chuyển răng. Sau đó sẽ điều chỉnh kế hoạch niềng răng để sử dụng lực kéo thích hợp, tiếp tục quá trình niềng răng.
3.2 Lòi chân răng do bệnh lý răng miệng
Các bệnh lý răng miệng cần được điều trị dứt điểm rồi chờ răng nướu hồi phục khỏe mạnh. Trường hợp nặng khi chân răng không thể phục hình thì sẽ cần áp dụng phương pháp phục hình răng phù hợp hơn.
Trên đây là những chia sẻ về tình trạng niềng răng bị bật chân răng, hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Để ngăn ngừa rủi ro trong quá trình niềng răng thì hãy chắc chắn lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín có bác sĩ tay nghề cao, ứng dụng công nghệ hiện đại. Đồng thời đừng quên chăm sóc răng miệng đúng cách khi niềng răng để đạt được kết quả niềng răng như mong muốn.