CƯỜI HỞ LỢI – ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Tiêu chí cho một nụ cười đẹp được đánh giá dựa trên sự hài hòa giữa răng – môi và nướu. Nếu TH cười hở lợi sẽ – làm mất đi sự cân đối này có thể khiến nụ cười kém duyên, mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Tìm hiểu thêm về tình trạng cười hở lợi và giải pháp điều trị hiệu quả nhất dưới đây.
1, Cười hở lợi là gì?
Nụ cười hở lợi là khi môi trên nhếch lên và phần nướu lộ ra ngoài. Khi cười, khoảng cách từ chân răng đến môi trên 3mm được tính là cười hở lợi.
Về cơ bản, đây không phải là bệnh lý răng miệng, không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như khả năng ăn nhai. Vấn đề chính ở đây là khi bạn cười cười hở lợi, gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý, công việc và cuộc sống của mọi người.
2, Nguyên nhân cười hở lợi?

Rất nhiều người lầm tưởng cười hở lợi là do bẩm sinh. Tuy nhiên, quan niệm trên là không đúng bởi có rất nhiều trường hợp cười hở lợi là do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc do sự phát triển của răng trước khi trưởng thành. Chính vì vậy, để cải thiện vấn đề cười hở lợi bạn cần hiểu rõ các nhóm nguyên nhân dẫn đến cười hở lợi như sau:
– Răng: Đây là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiện tượng cười hở lợi: thân răng ngắn gây mất cân đối giữa lợi và răng hoặc khớp cắn quá sâu khiến khi cười lợi sẽ bị lộ
– Xương: Xương hàm phát triển quá mức sẽ bị hô và lộ ra ngoài gây nên tình trạng hô, vẩu
– Lợi: Lợi phát triển phì đại gây và chùm xuống dưới gây nên tình trạng lợi bị hở khi cười
– Môi: Trường trọng lực cơ môi quá lớn, có kéo mạnh khi cười gây nên hiện tượng cười hở lợi
Nhìn chung, cười hở lợi không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng làm mất thẩm mỹ gây ra tâm lý “ngại cười”, không tự tin trong giao tiếp và khiến bạn đánh mất đi rất nhiều cơ hội trong cuộc sống cũng như trong công việc.
2, Các mức độ cười hở lợi
Mức độ cười hở lợi được đánh giá dựa trên khoảng cách từ chân răng đến môi so với chiều dài thân răng. Gummy Smile có 4 cấp độ như sau:
  • Mức độ nhẹ: Khi cười, nướu bị lộ ra ngoài khoảng 3-4mm, nhưng chưa đến 25% chiều dài thân răng.
  • Mức độ trung bình: Nếu mô nướu bị lộ khi cười trên 25% chiều dài thân răng và dưới 50% chiều dài thân răng.
  • Mức độ nặng: Cười hở lợi ở mức độ nặng là hơn 50% mô nướu bị lộ ra ngoài khi cười và ngắn hơn 100% chiều dài thân răng.
  • Mức độ rất nặng: Nặng khi mô nướu bị hở quá mức, vượt quá 100% chiều dài thân răng.
Với công nghệ nha khoa ngày càng hiện đại thì việc điều trị cười hở lợi vô cùng đơn giản bao gồm: cắt lợi, niềng răng hoặc can thiệp phương pháp phẫu thuật
Điều trị cười hở lợi bằng phương pháp niềng răng
Đối với trường hợp cười hở lợi do răng mọc không đều hoặc chồi lên bác sĩ sẽ tiến hành niềng răng. Đặc biệt, với một số trường hợp niềng răng bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt lợi để điều trị dứt điểm tình trạng cười hở lợi.
Điều trị cười hở lợi bằng phẫu thuật
Phẫu thuật làm dài môi và nâng cơ môi: cơ môi sẽ được điều chỉnh để giảm lực kéo khi cười giúp chữa cười hở lợi dứt điểm
Phẫu thuật cắt lợi phì đại: Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nha chu, cắt bớt phần lợi giúp răng lộ ra ngoài nhiều hơn và cân đối giữa răng và lợi
Phẫu thuật xương hàm: Áp dụng với trường hợp cả lợi và xương ổ răng phát triển quá mức. Phẫu thuật cười hở lợi là kĩ thuật tương đối khó trong Nha khoa đòi hỏi phải có kỹ thuật chuyên sâu, thao tác tỉ mỉ.