IMPLANT LÀ GÌ?

IMPLANT là một trụ có hình dáng giống với chân răng và được cấy ghép vào xương hàm để thay thế chân răng đã bị mất. Cấy ghép Implant là một kỹ thuật chỉnh nha, là một giải pháp điều trị nha khoa được đánh giá là tiên tiến bậc nhất, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho khách hàng. Ở bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu về Implant và sẽ có những bài chi tiết hơn về từng hình thức phục hình của implant cũng như giới thiệu chi tiết hơn về quy trình thực hiện cấy ghép Implant của Trung tâm!
Implant là gì?
Implant là một vít nhỏ có kích cỡ bằng một chân răng thật được làm bằng titanium và đặt trong xương hàm thông qua phẫu thuật. Cấy ghép Implant là kỹ thuật trồng răng giả được thực hiện bằng cách cấy ghép một chân răng giả làm bằng titanium vào bên trong xương hàm ở vị trí răng đã mất để tạo ra các chân răng nhân tạo rồi gắn lên nó các chiếc răng giả cố định với mục đích thay thế răng đã bị mất đi.
Cấy ghép Implant là gì?
Với những bước tiến hiện đại của ngành Nha Khoa hiện nay thì kỹ thuật cấy ghép Implant là một bước tiến vượt bậc nhất hiện nay trong việc thay thế răng đã bị mất và đạt được độ thẩm mỹ cao.
Nhờ có Implant mà nỗi “ám ảnh” khi bị mất răng trở nên nhẹ nhàng hơn đối với mọi người.
Cấy ghép Implant là một giải pháp điều trị trong nha khoa nhằm thay thế một hay nhiều răng đã bị mất.
5 ưu điểm của giải pháp cấy ghép Implant.
  • Độ thẩm mỹ sau khi cấy ghép Implant cao, thân răng được thiết kế giống hoàn toàn với răng thật về hình dạng, màu sắc, kích thước và độ bóng. Giúp cho khách hàng cảm thấy tự tin, thoải mái hơn sau khi cấy ghép.
  • Khả năng nhai gần giống như răng thật, có thể thoải mái nhai để cảm nhận những hương vị riêng biệt của từng món ăn, không phải kiên cữ quá nhiều.
  • Trụ Titanium không bị gỉ sét hay bào mòn, không bị ô xi hóa, có thể tích hợp với xương và tồn tại ổn định suốt đời trong cơ thể nếu được chăm sóc tốt và đúng cách.
  • Răng có khả năng thích ứng sinh học cao, được làm từ vật liệu phổ biến trong y học, không bị oxy hóa, không chứa thành phần gây dị ứng, an toàn tuyệt đối cho cơ thể.
  • Ngăn được các hậu quả như tiêu xương hàm, tụt nướu, hở kẻ răng, hôi miệng,… do việc mất răng lâu ngày gây ra.
Khi nào nên cấy ghép Implant?
Kỹ thuật cấy ghép Implant nên được thực hiện trong các trường hợp sau:

– Người đã bị mất răng có nhu cầu làm răng cố định mà không cần phải mài răng thật.

– Bị mất răng và không muốn dùng hàm tháo lắp, các răng còn lại không đủ sức để làm trụ cầu, nhất là những trường hợp bị mất quá nhiều răng.
– Người có nhu cầu làm răng giả nhưng vẫn muốn bảo tồn và không gây tiêu xương hàm tại vùng răng đã mất đi.
Ai không nên cấy ghép Implant?
Mặc dù phương pháp cấy ghép Implant rất ưu việt nhưng không có nghĩa là ai cũng có thể thực hiện được kỹ thuật trồng răng này. Những trường hợp sau chống chỉ định tuyệt đối với kỹ thuật Implant:
– Người bị tiểu đường mất kiểm soát.
– Thai phụ.
– Người có viêm nhiễm đang tiến triển ở vùng sẽ đặt Implant.
Ngoài ra, một số trường hợp sau cũng cần cân nhắc về việc đặt Implant:
– Không hợp tác với bác sĩ trong suốt quá trình điều trị.
– Giữ gìn vệ sinh răng miệng không tốt.
– Bị một số bệnh lý mạn tính nguy hiểm như: huyết áp, tim mạch,..
– Nghiện thuốc lá, bia rượu.
– Đã thực hiện xạ trị xương hàm.
Có nên cấy ghép Implant hay không?
Khi đã biết được cấy ghép Implant là gì chắc chắn bạn đã trả lời được câu hỏi có nên thực hiện kỹ thuật này không. Thực tế cho thấy rằng đây là giải pháp chỉnh nha tương đối hoàn hảo, xứng đáng để những người bị mất răng lựa chọn bởi:
– Kết quả sau khi cấy ghép có tính thẩm mỹ cao vì thân răng được cấy ghép trông giống hoàn toàn răng thật ở mọi phương diện: độ bóng, màu sắc, hình dạng, kích thước,… Chính những điều này sẽ giúp bạn cảm thấy vô cùng tự tin với cái “góc” của mình.
– Khả năng nhai không kém so với răng thật. Sau khi cấy Implant bạn có thể nhai thoải mái mà không cần phải kiêng cữ nhiều.
– Trụ của răng được cấy ghép làm bằng Titanium nên không gây bào mòn cũng không bị gỉ sét, không bị oxi hóa, dễ dàng tích hợp với xương nên nếu được chăm sóc đúng cách nó có thể tồn tại ổn định suốt đời trong khung hàm.
– Vật liệu làm răng không chứa thành phần dị ứng, không có khả năng oxi hóa nên an toàn tuyệt đối với cơ thể.
– Ngăn ngừa được những hậu quả đáng tiếc do mất răng lâu ngày như: hôi miệng, tụt nướu, tiêu xương hàm, hở kẽ răng,…