KHỚP CẮN BÌNH THƯỜNG VÀ CÁC LOẠI SAI KHỚP CẮN
1.ĐẶC ĐIỂM CỦA KHỚP CẮN BÌNH THƯỜNG
1.1. Tương quan giữa các răng trên một hàm
– Tương quan theo chiều trước sau: tất cả các răng đều tiếp xúc nhau ở cả mặt gần và xa, trừ răng khôn chỉ có điểm tiếp xúc phía gần. Với thời gian, các điểm tiếp xúc sẽ trở thành mặt phẳng tiếp xúc do sự mòn sinh lý dưới tác động của lực nhai. (hình 1)
– Độ nghiêng trong – ngoài của trục răng: trục trong – ngoài của răng (nhìn từ phía trước, thoe mặt phẳng trán), hàm trên các răng sau hơi nghiêng về phía ngoài, hàm dưới các răng sau hơi nghiêng về phía trong.
– Độ nghiêng gần – xa của răng: trục gần xa của răng nhìn từ phía trên và theo chiều trước sau, hàm trên các răng trước nghiêng gần và các răng sau nghiêng xa. Hàn dưới các răng trước và sau đều nghiêng gần, các răng hàm lớn thứ hai và thứ ba nghiêng gần nhiều hơn các răng hàm nhỏ (Hình 2).
– Đườn cong spee: là đường cong lõm lên trên, đi qua đỉnh múi răng nanh và đỉnh múi các răng hàm nhỏ và răng hàm lớn dưới. Đường cong spee bình thường sâu < 1,5 mm (hình 3).
1.2. Tương quan giữa các răng hàm trên và dưới
– Độ cắn chìa: là khoảng cách giữa bờ cắn răng cửa trên và dưới theo chiều trước sau. Độ căn chìa trung bình 1-2 mm.
– Độ cắn phủ: là khoảng cách giữa bờ cắn răng của trên và dưới teo chiều đứng khi hai hàm cắn khớp. Trung bình độ cắn phủ bằng 1/3 chiều cao thân răng dưới.
– Đường cắn khớp: là đường nối mặt ngoài các răng sau và bờ cắn các răng trước hàm dưới, hoặc đường nối chũng giữa các răng sau và vùng gót các răng trước hàm trên.
– Khi hai hàm cắn khớp với nhau, đường cắn khớp của các răng hàm trên và dưới trùng khớp với nhau, mỗi răng trên cung hàm sẽ tiếp xúc với hai răng hàm đối diện, ngoại trừ răng cửa giữa hà dưới và và răng khôn hàm trên chỉ khớp với một răng của hàm đối diện.
– Trong tương quan bình thường của hai hàm, các răng sau hàm dưới nằm về phía gần và phía lưỡi đối với răng hàm trên đối diện (hình đường cắn khớp).
2.ĐẶC TÌNH CỦA HÀM RĂNG LÝ TƯỞNG
2.1. Quan niệm về hàm răng hài hòa lý tưởng
Về mặt hình thái học, tỷ lệ các tầng mặt cân đối, hài hòa giữa kích thước rộng và dài theo 3 chiều không gian. Răng cân đối hài hòa nhau, với cung hàm và khuôn mặt. Răng cùng số ở vị trí cân xứng nhau qua đường giữa.
Về chức năng: đạt hiệu suất ăn nhai, nói, thở cao nhất.
Về thẩm mỹ: đẳm bảo thẩm mỹ cao
2.2. Quan niệm khớp cắn lý tưởng của Andrews
Năm 1960-1964, Lawrence F. Andrews thực hiện nghiên cứu trên 120 mẫu hàm có khớp cắn bình thường. Các mẫu hàm được lựa chọn có tiêu chuẩn sau:
– Chưa qua điều trị chỉnh nha
– Các răng mọc đều đặn và thẩm mỹ
– Khớp cắn đúng
– Không cần đến điều trị chỉnh nha sau này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các mẫu hàm đều có chung sáu đặc tính khớp cắn và đã được trở thành mục tiêu củ chỉnh hình răng miệng:
2.2.1. Đặc tính 1: tương quan ở vùng răng hàm lớn
– Gờ bên xa của múi ngoài xa răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên tiếp xúc với gờ bên gần của múi ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ 2 hàm dưới.
– Múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.
– Múi trong gần răng hàm lớn vĩnh viễn tứ nhất hàm trên khớp với trũng giữa của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.
2.2.2. Đặc tính 2: độ nghiêng gần xa của thân răng
Độ nghiêng gần xa của thân răng là góc tạo bởi đường thẳng vuông góc với mặt phẳng nhai và trục thân răng. Góc độ (+) khi trục răng nghiêng về phía xa so với đường thẳng vuông góc với mặt nhai và ngược lại. Bình thường các răng có góc độ (+) và độ nghiêng này thay đổi tùy theo từng răng.
2.2.3. Đặc tính 3: độ nghiêng ngoài trong của thân răng
– Độ nghiêng ngoài trong của thân răng là góc tạo bởi đường thẳng vuông góc với mặt nhai và đường tiếp tuyến với điểm giữa mặt ngoài thân răng. Góc độ (+) khi đường tiếp tuyếnở phía trong (phía lợi) so đường vuông góc với mặt nhai và ngược lại.
– Độ nghiêng ngoài – trong của thân răng cửa trên và dưới tương quan nhau và ảnh hưởng đáng kể đến độ cắn phủ và khớp cắn của các răng sau. Các răng sau ở hàm trên và ở hàm dưới từ răng nanh đến răng hàm lớn thứ 2 có góc độ (-).
2.2.4. Đặc tính 4: Không có răng xoay
Không có răng xoay hiện diện trên cung răng, vì nếu có chúng sẽ chiếm chỗ nhiều hoặc ít hơn bình thường.
2.2.5. Đặc tính 5: không có khe hở giữa các răng
Các răng phải tiếp xúc chặt chẽ với nhau ở phía gần và xa của mỗi răng, trừ răng hàm lớn thứ 3 chỉ tiếp xúc ở phía gần.
2.2.6. Đặc tính 6: đường cong spee thẳng hay cong ít
Khớp cắn bình thường có đường cong spee không sâu quá 1,5 mm. Đường cong spee cong quá sẽ gây thiếu chỗ.
3.CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI SAI KHỚP CẮN
Sai khớp cắn là sự lệch lạc của tương quan giữa các răng trên một cung hàm và/hoặc giữa hai hàm.
Có nhiều các phân loại sai khớp cắn như các phân loại khớp cắn của Angle, phân loại theo nguyên nhân bệnh sinh, phân loại khớp cắn theo chiều trước sau, theo chiều đứng, theo chiều ngang. Sai khớp cắn được xếp 3 loại chính:
– Sai lạc vị trí của răng
– Sai lạc tương quan của cung răng ở hai hàm
– Sai lạc tương quan xương.
Các loại sai lạc khớp cắn có thể tồn tại riêng lẻ hay phối hợp.
3.1. Sai lạc vị trí của răng
– Răng nghiêng gần: răng nghiêng về phía gần, thân răng ở phía gần so với chân răng.
– Răng nghiêng xa: răng nghiêng về phía xa, thân răng ở phía xa so với chân răng.
– Răng nghiêng trong: răng nghiêng về phía lưỡi (hàm dưới) hay vòm miệng (hàm trên)
– Răng nghiêng ngoài: răng nghiêng về phía môi (hàm dưới) hay má (hàm trên).
– Răng cắn hụt: răng ở thấp hơn mặt phẳng cắn so với các răng khác trên cung răng.
– Răng trồi: răng nằm cao hơn mặt phẳng cắn so với các răng khác tren cung răng
– Răng xoay: có 2 loại
+ Gần trong hoặc xa ngoài: mặt gần của răng nghiêng về phía trong, mặt xa của thân răng nằm về phía ngoài so với mặt gần.
+ Xa trong hay gần ngoài: mặt xa của răng nghiêng về phía trong, mặt gần của thân răng nằm về phía ngoài so với mặt xa.
– Răng hoán đổi: hai răng hoán đổi vị trí cho nhau.
3.2. Sai lạc tương quan của cung răng giữa hai hàm trên dưới
3.2.1. Sai khớp cắn theo chiều đứng
Cắn sâu: độ cắn phủ theo chiều đứng của hai hàm trên dưới vượt quá mức bình thường
Cắn hở: có khỏang hở giữa các răng hàm trên và dưới khi cắn khít ở tư thế trung tâm. Cắn hở có thể ở vùng răng trước hay răng sau.
3.2.2. Sai khớp cắn theo chiều ngang
Bao gồm các loại cắn chéo. Bình thường các răng hàm trên nằm phía ngoài các răng hàm dưới. Vì một lý do nào đó, một hay nhiều răng hàm trên nằm về phía trong so với hàm dưới. Các trường hợp cắn chéo này khác nhau về mức độ, vị trí và số lượng răng liên quan.
3.3. Phân loại sai khớp cắn theo Angle
Phân loại sai khớp cắn của Angle được công bố vào năm 1890, phân loại đơn giản của khớp cắn bình thường và các dạng sai khớp cắn.
Phân loại khớp cắn của Angle là phân loại đầu tiên được sử dụng và cho đến nay vẫn giữ vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị chỉnh nha. Nền tảng cơ bản của phân loại sai khớp cắn theo Angle là dựa trên mối quan hệ của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên theo chiều trước sau và mức độ của các răng sau theo đường cắn. Do đó, phân loại sai khớp cắn theo Angle phân làm 4 nhóm: Khớp cắn bình thường, sai khớp cắn loại I, sai khớp cắn loại II, sai khớp cắn loại III.
Ngay sau khi Angle công bố, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phân lại khớp cắn theo Angle còn có nhiều điểm chưa hoàn thiện, vì không nêu nên được nhiều đặc điểm khác trong một loạt các vấn đề của bệnh nhân. Sự mô tả không đầy đủ trong phân loại khớp cắn theo Angle đã làm xuất hiện hàng loạt các vấn đề cần bổ sung. Ví dụ hàng loạt các tiểu mục trong sai khớp cắn loại I của Martin Dewey, người học trò của Angle. Angle dựa vào R6 hàm trên và R6 hàm dưới khi hai hàm cắn khớp để sếp thành 4 nhóm khớp cắn:
Khớp cắn bình thường (CLo): quan hệ R6 hàm trên và R6 hàm dưới là trung tính (đỉnh múi ngoài gần của R6 HT khớp với rãnh ngoài gần R6 HD). Các răng sắp xếp theo đường cắn.
Khớp cắn sai loại I (CL1): quan hệ R6 hàm trên và R6 hàm dưới là trung tính, nhưng đường cắn không đúng do các răng trước mọc sai chỗ, răng xoay hoặc do các nguyên nhân khác.
Khớp cắn sai loại II (CL2): múi ngoài gần của R6 HT khớp về phía gần so với rãnh ngoài gần của R6 HD. Loại II có 2 tiểu loại:
– Tiểu loại 1: cung răng hàm trên hẹp, hình chữ V, nhô ra trước với các răng cửa trên nghiêng về phía môi (răng vẩu), độ cắn chìa tăng, môi dưới thường chạm mặt trong các răng của trên.
– Tiều loại 2: các răng cửa giữa hàm trên nghiêng vào trong nhiều, trong khi các răng của bên hàm trên nghiêng ra phía ngoài khỏi răng cửa giữa, độ cắn phủ tăng, cung răng hàm trên ở vùng răng nanh rộng hơn bình thường. Tiểu loại 2 thường do di truyền.
Khớp cắn sai loại III (CL2): múi ngoài gần của R6 HT khớp về phía xa so với rãnh ngoài gần của R6 HD. Các răng cửa dưới có thể ở phía ngoài các răng cửa trên (cắn chéo răng cửa hay móm). Cần phân biết sai khớp cắn loại III thực và sai khớp cắn loại III giả. Trong sai khớp cắn loại III giả, quan hệ R6 hàm trên và R6 hàm dưới là trung tính.
3.4. Phân loại khớp cắn Angle cải tiến
– Có nhiều cách phân loại sai khớp cắn theo Angle cải tiến, nhưng đều có một đặc điểm chung là chỉ ra sự khác biệt của 4 loại tương quan so mặt: mối tương quan khớp cắn (giống bản phân loại phân loại nguyên thể của Angle), mối quan hệ răng hàm, mối tương quan xương, chiều hướng phát triển của xương hàm. Mỗi loại tương quan sọ mặt được mô tả với những đặc tính riêng.
– Theo cách phân loại của Angle cải tiến: mối tương quan xương loại 1 được định nghĩa trên nền xương hàm trên và hàm dưới là hài hòa. Mối tương quan xương loại II được định nghĩa là nền xương hàm dưới lùi về phía sau so với xương hàm trên. Mối tương quan xương loại III được định nghĩa là nền xương hàm dưới ở về phía trước so với xương hàm trên.
– Trên thực tế cho thấy tương quan xương là loại I nhưng tương quan răng lại là loại II hay loại III. Tương quan xương là loại II thì mối tương quan răng loại II, có thể gặp số ít tương quan răng loại I. Tương quan xương là loại III thì mối tương quan răng cũng loại III, có thể gặp số ít tương quan răng loại I. Đây là các trường hợp có bù trừ răng theo hướng phát triển tự nhiên nhằm đảm bảo chức năng ăn nhai. Chiều hướng phát triển loại II được định nghĩa khi xương hàm dưới có khuynh hướng phát triển xuống dưới và ra sau, điều này sẽ tạo ra khớp cắn loại II xương hay loại II răng. Hướng phát triển loại I, xương hàm dưới phát triển cân bằng ra trước. Hướng phát triển loại III, xương hàm dưới phát triển quá- ra trước.
3.5. Phân loại lệch lạc xương
3.5.1. Phân loại tương quan xương loại I
Loại lệch lạc khớp cắn này thường hoàn toàn do răng, cầu trúc xương mặt và hàm hài hòa với nhau và hài hòa với phần đầu.
Tương quan xương loại 1 được chia thành các tiểu loại tùy theo sai lạc răng:
Tiểu loại 1: sai lạc tương quan tại chỗ của răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ.
Tiểu loại 2: các răng cửa hàm trên nghiêng ngoài nhiều
Tiểu loại 3: các răng cửa hàm trên nghiêng trong.
Tiểu loại 4: nhô hai hàm
3.5.2. Phân loại tương quan xương loại II
Sai lệch loại này do xương hàm dưới kém phát triển và lùi sau so với xương hàm trên. Cũng có thể do xương hàm trên đưa ra trước so với nền so. Tương quan xương loại II chia làm 2 tiểu loại:
Tiểu loại 1: cung răng hàm trên hẹp với sự chen chúc ở vùng răng nanh, có thể có cắn chéo và giảm chiều cao mặt. Các răng trước hàm trên nhô.
Tiểu loại 2: các răng cửa hàm trên nghiêng trong, các răng cửa bên có thể bình thương hoặc nghiêng ngoài.
3.5.3. Phân loại tương quan xương loại III
Có sự quá phát của hàm dưới và góc hàm dưới tù. Có thể do thiểu sản xương hàm trên. Nhìn mặt nghiêng thấy nhô ở hàm dưới.