NHỔ RĂNG SỮA Ở NHÀ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

1, Việc nhổ răng sữa có vai trò như thế nào?
Việc định hướng cho răng vĩnh viễn mọc tại vị trí nào sẽ do thời gian thay răng sữa cho trẻ quyết định. Vì vậy, để không phát sinh thêm những vấn đề dưới đây, các bậc cha mẹ phải đặc biệt chú ý đến thời gian hợp lý khi nhổ răng sữa cho trẻ:
Răng mọc sai vị trí: Nếu thời gian cha mẹ nhổ răng sữa cho trẻ diễn ra quá sớm sẽ khiến cho răng trẻ bị sai khớp cắn nặng, khấp khểnh, làm mất thẩm mỹ cũng như các chức năng của răng vốn có.
Răng vĩnh viễn mọc lệch: Khi răng sữa đã đến giai đoạn có thể nhổ được mà các bậc phụ huynh vẫn chưa nhổ bỏ răng cho bé sẽ khiến răng vĩnh viễn không có chỗ để mọc lên. Chính điều này làm răng vĩnh viễn mọc lệch, gây nhiều khó khăn cho quá trình ăn uống, từ đó có nguy cơ gây bệnh đau dạ dày ở trẻ.
2, Có nên tự nhổ răng sữa cho bé?
Câu trẻ lời là cha mẹ hoàn toàn có thể tự nhổ răng sữa tại nhà cho các bé. Tuy nhiên trong một số trường hợp, để đảm bảo an toàn cho bé, bố mẹ không nên tự nhổ răng cho con:
Tự nhổ răng sữa tại nhà mà không cần nha khoa vì đây là việc khá là đơn giản. Tuy vậy, nếu xảy ra sơ suất hay thực hiện nhổ sai cách, con trẻ sẽ gặp phải những tổn thương không thể lường trước được.
Răng vĩnh viễn vẫn đang từ từ mọc lên mặc dù răng sữa không rụng hay không lung lay. Bố mẹ nên nhờ đến bác sĩ nha khoa khi gặp phải tình huống này để tránh khỏi việc sai lệch khi răng mọc, làm cấu trúc hàm bị phá vỡ.
Việc tiến hành tự nhổ răng sữa sai đúng cách là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị tình trạng viêm nha chu, bởi khi đó răng miệng của trẻ có thể nhiễm trùng thậm chí là bị áp xe do chân răng không được lấy ra hết.
Tóm lại, khi thấy trường hợp bất thường nào hay trường hợp răng sữa không tự rụng như trên thì chúng ta cần đưa trẻ đến nha khoa để nhận được sự tư vấn và thăm khám kịp thời. Việc đến nha khoa hơn thế nữa còn giúp bé hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng, giúp bé có được một hàm răng đẹp và khỏe mạnh trong tương lai.
3, Những lưu ý khi nhổ răng sữa ở nhà:
Một số lưu ý cho các bậc phụ huynh khi nhổ răng sữa cho bé tại nhà
+ Trước khi nhổ răng:
Để xương hàm trước tránh bị thụt lùi về sau và không đều thì không nên nhổ quá sớm răng nanh và răng cửa của trẻ.
Răng cửa cửa số 6 là chiếc răng cha mẹ nên chăm sóc tốt và nhổ đúng thời điểm. Lý do là vì đây là răng vĩnh viễn quan trọng nhất, có chức năng thực hiện chức năng nhai ở con trẻ.
Nếu bị sứt, mẻ răng số 6 hoặc không thể phục hình được như ban đầu thì nên chiếc răng này cần sớm nhổ bỏ để có thể di chuyển và thay thế bởi răng số 7.
Để tránh nướu răng của con bị chảy máu, cha mẹ không nên nhổ răng cho bé bằng chỉ. Điều này có ý nghĩa giúp nguy cơ xâm nhập giảm bớt và làm vết thương tránh được sự viêm nhiễm.
+ Trong quá trình nhổ răng sữa tại nhà:
Khi nhổ răng, cha mẹ giảm sự hoảng sợ, lo lắng cho trẻ bằng cách thu hút sự chú ý của con bằng cách đánh lạc hướng để quá trình nhổ răng diễn ra được nhanh chóng, thuận lợi, suôn sẻ.
Không nên nhổ răng sữa cho trẻ nếuchưa thực sự đúng thời điểm.
Nếu như mọi việc đều bình thường thì mẹ nên áp dụng những cách chăm sóc đúng cách như:
Dặn con không ngoáy, nhai lưỡi hoặc day vào chỗ mới nhổ răng vì sẽ gây đau, chảy máu hay nhiễm trùng.
Cho bé ăn các thực phẩm mềm, lỏng như cháo, soup,… cho bé uống nhiều nước trong 3-4 ngày đầu tiên.
Chải răng bằng bàn chải lông mềm, tránh chải răng lên vùng bị thương trong vòng 24 giờ đầu. Sau đó súc miệng lại với nước muối để khử khuẩn.
Sau 1-2 tuần thì phần hố răng sẽ dần lành lại và tạo điều kiện cho răng vĩnh viễn mọc lên.
Nếu trong hoặc sau khi nhổ răng, cha mẹ nhận thấy bất kì biểu hiện bất thường nào ở trẻ thì cần mau chóng đưa bé đến nha khoa để bác sĩ thăm khám kịp thời.