CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ PHÒNG SÂU RĂNG HIỆU QUẢ CHO BẠN

Hiện nay, nha khoa dự phòng là một bước chăm sóc sức khoẻ răng miệng hiện đại ngày càng được quan tâm. Bởi với xu thế phòng bệnh hơn chữa bệnh, chúng ta đang cùng nhau hướng đến ngăn ngừa bệnh tật, hơn là so với việc để bệnh xảy ra rồi mới tìm cách điều trị.Sâu răng là một bệnh lý có tỷ lệ phổ biến thứ nhất trong các bệnh răng miệng, vì vậy, chúng ta cần tìm cách phòng ngừa sớm để tránh được các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

 1. Sâu răng là gì???

Sâu răng là kết quả của một quá trình nhiễm trùng do vi khuẩn sử dụng đường trong thức ăn để sản sinh ra acid. Theo thời gian, những acid này sẽ làm mất khoáng hoá tổ chức cứng và tạo ra lỗ sâu trên răng. Và lỗ sâu là một tổn thương mà răng không có khả năng tự hồi phục, nên lúc này răng sâu của bạn sẽ phải có hướng điều trị can thiệp từ bác sĩ.

2. Làm thế nào để nhận biết sâu răng?

Những trường hợp sâu răng sớm, trên răng xuất hiện những đốm trắng. Ở giai đoạn muốn hơn sâu răng tiến triển thành các chấm đen, hố đen, hoặc thậm chí răng bị gẫy vỡ. Để chẩn đoán được đúng bệnh, chúng ta cần đến khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Case lâm sàng trước và sau tiến hành làm sạch lỗ sâu và hàn bằng composite ở các răng hàm lớn vĩnh viễn

3. Các phương pháp dự phòng sâu răng

 

 3.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách. Đây là thói quen cá nhân được mỗi người thực hiện hằng ngày, tuy nhiên, cần đúng cách thì mới đạt hiệu quả loại bỏ vi khuẩn cho hàm răng. Đánh răng, vệ sinh lưỡi và dùng chỉ tơ nha khoa là những việc làm không thể thiếu sau mỗi bữa ăn

Đánh răng nên thực hiện ít nhất ngày 2 lần với cường độ chải không được quá mạnh nhằm tránh tổn thương nướu răng. Bên cạnh đánh răng thì cần kết hợp vệ sinh lưỡi để loại bỏ mảng bám tích tụ trên lưỡi, gây ra các vấn đề về sức khoẻ răng miệng và hơi thở có mùi. Khi chải răng xong thì cần kết hợp chải mặt trên lưỡi theo hướng từ trong ra ngoài bằng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng. 

Ngoài ra, dùng chỉ tơ nha khoa hay tăm nước là việc cần thiết giúp bạn nhẹ nhàng lấy đi những mẩu thức ăn nhỏ bị nhét vào trong kẽ răng từ đó giảm thiểu đáng kể quá trình hình thành lỗ sâu xảy ra ở mặt bên các răng, hay còn được gọi là sâu kẽ. 

3.2. Chế độ ăn uống hợp lý

Thói quen ăn uống có thể giải thích cho tình trạng sâu răng hoạt động ở mức độ cao, ví dụ như thường xuyên ăn đường hay ăn đồ ngọt buổi tối. Hay có thói quen ăn uống phức tạp, ăn vặt nhiều lần giữa các buổi ăn chính sẽ làm tăng khả năng tích tụ thức ăn cho vi khuẩn hoạt động. Vì vậy, những bạn đang có thói quen ăn uống không tốt này thì nên thay đổi chế độ ăn hợp lý hơn. 

Ở trong gia đình bạn, đặc biệt là trẻ em thường có sở thích ăn kẹo dẻo, bánh quy, hay khoai tây chiên, nếu như bắt buộc các bạn dừng ngay việc ăn các thực phẩm có đường là điều không thể. Các đồ ăn thức uống này có thành phần là đường Sucrose, đây là một trong các yếu tố gây sâu răng. 

Vì vậy, các bạn nhỏ hoặc những người có thói quen ăn ngọt nên chuyển các thực phẩm có chất thay thế đường Sucrose, đó là các chất ngọt không có năng lượng, có nguồn gốc nhân tạo hoặc tự nhiên như các loại trái cây, hay kẹo chống sâu răng. Sau đó, bạn bắt đầu giảm tiêu thụ đường trong từng ngày, tránh sử dụng các sản phẩm có nồng độ đường cao và lưu giữ lâu trong khoang miệng như kẹo ngọt, hạn chế tần suất ăn vặt giữa các bữa ăn. Khi bạn thay đổi được chế độ ăn uống hợp lý thì bạn sẽ không cần lo lắng nhiều về bệnh lý sâu răng nữa, bởi chính bạn đã có thể tự loại bỏ đi một trong những nguyên nhân gây sâu răng.  

3.3 Sử dụng các sản phẩm chứa Fluor

Fluor là một khoáng chất được chứng minh cho thấy hiệu quả rõ rệt trong ngăn ngừa sâu răng hơn 100 năm qua. Nó ngăn chặn quá trình mất khoáng và thay thế các khoáng chất bị mất của răng, đồng thời giúp giảm khả năng sản sinh axit của vi khuẩn. Fluor được hướng dẫn bổ sung dưới nhiều hình thức, tuy nhiên, hầu hết các tỉnh ở Việt Nam thì nước sinh hoạt đều chứa hàm lượng Fluor tự nhiên nên bác sĩ thường ít có chỉ định uống hay sử dụng Fluor theo đường toàn thân. 

Thay vào đó, chúng tôi sẽ cung cấp Fluor tại chỗ trực tiếp dưới dạng bôi vanish (ver-ni) lên răng. Ver-ni Fluor được sử dụng rộng rãi cho mọi lứa tuổi, đặc biệt hữu ích cho trẻ em dưới 6 tuổi để dự phòng sâu răng. 

Bác sĩ sẽ trực tiếp bôi ver-ni Fluor cho bệnh nhân trên ghế nha khoa và đạt hiệu quả cao cho quá trình giảm sâu răng nếu được áp dụng 2 – 4 lần một năm, tức là sau khi thăm khám, nếu đánh giá những bệnh nhân có nguy cơ sâu răng cao thì sẽ cần đặt lịch bôi ver-ni fluor trung bình 3 tháng một lần. Đối với tất cả trẻ em, nên được áp dụng bôi ver-ni fluor ít nhất 6 tháng một lần lên bề mặt răng.

                      Hình ảnh bạn nhỏ được bôi verni fluor dự phòng sâu răng

3.4. Và cuối cùng, phương pháp dự phòng cấp cao hơn là trám bít hố rãnh

Phương pháp này được áp dụng cho những răng có đặc điểm giải phẫu là hố rãnh sâu, đây là vùng nhạy cảm đối với sâu răng. Vì vậy, bác sĩ sẽ lựa chọn trám bít các hố rãnh này trước khi nó tiển triển thành một lỗ sâu. Theo nghiên cứu của Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ, nếu chất trám bít hỗ rãnh vẫn còn nguyên vẹn trong khoảng 5 năm thì tỷ lệ sâu răng giảm khoảng 92%. Phương pháp này chỉ cần làm sạch răng rồi trám bít bằng vật liệu chuyên dụng mà không cần mài thêm bất kì mô răng nào bằng mũi khoan. 

Dự phòng sâu răng rất hữu ích và đưa đến lợi ích to lớn với mỗi người, bởi vậy một trong những dự phòng quan trọng bạn cần thực hiện là thăm khám định kỳ tại nha khoa, đối với trẻ em khoảng 3 tháng một lần, người lớn khoảng 6 tháng 1 lần. 

Nếu bạn  muốn tìm một địa chỉ nha khoa uy tín lượng, có đội ngũ chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm, đảm bảo thực hiện đúng quy trình bạn có thể lựa chọn Trung tâm Nha khoa & Thẩm mỹ Anh Dũng . Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tận tâm giúp bạn dự phòng được các bệnh lý răng hàm mặt.