RĂNG BỊ CHẤM ĐEN PHẢI LÀM SAO?

Răng bị chấm đen khiến hàm răng mất thẩm mỹ nghiêm trọng, nụ cười kém duyên ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày của bạn. Đặc biệt, chấm răng ở răng còn là biểu hiện cho thấy một số bệnh lý về răng. Bạn cần cảnh giác để được điều trị kịp thời, tránh bệnh lý tiến triển nặng gây biến chứng. Vậy răng bị chấm đen phải làm sao? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
1. Nguyên nhân xuất hiện đốm đen trên răng
  • Vệ sinh răng miệng kém
Nếu răng miệng không được chăm sóc đúng cách, không vệ sinh sạch sẽ khiến mảng bám thức ăn giắt ở kẽ răng gây ra hiện tượng ố vàng, đục màu răng. Cao răng dần hình thành, là loại mảng bám cứng màu đen ở chân răng hoặc dưới nướu tiềm ẩn nhiều nguy cơ răng miệng.
  • Bệnh lý sâu răng
Sâu răng là nguyên nhân phổ biến khiến răng bạn xuất hiện những chấm đen liti trên bề mặt răng. Nếu không điều trị, vi khuẩn sâu răng phát triển mạnh tấn công vào men răng, ngà răng, tủy răng gây đau nhức, gãy vỡ chân răng và khó phục hồi.
  • Răng nhiễm hóa chất
Răng xuất hiện nhiều đốm đen có thể là do nhiễm hóa chất từ nguồn nước sử dụng. Nguồn nước có quá nhiều phèn hoặc fluor sẽ làm men răng bị đổi màu, bị ố vàng.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh
Răng bị đổi màu từ sâu bên trong do sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều trong thời gian dài. Nếu răng bị nhiễm Tetracycline mức độ nặng không thể thực hiện tẩy trắng răng như thông thường.
  • Hút thuốc lá
Trong thuốc lá có chứa nhiều thành phần khiến răng ố vàng, bị chấm đen. Thậm chí nó còn là nguyên nhân gây ra hàng loạt các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, phá hủy các tổ chức quanh răng,…
  • Thiếu sản men răng
Răng bị thiếu sản men răng, người có men răng yếu do di truyền rất dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài khiến răng có chấm đen và dễ mắc bệnh lý.
2. Răng bị chấm đen phải làm sao? 3 giải pháp điều trị
Tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng chấm đen ở răng mà bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp. Điều trị tận gốc căn nguyên bệnh lý giúp hàm răng trắng sáng trở lại, đạt thẩm mỹ cao.
2.1 Lấy cao răng, làm sạch mảng bám đen
Trường hợp răng tích tụ mảng bám đen, cao răng cứng cần thực hiện lấy cao răng siêu âm tại nha khoa. Bác sĩ sử dụng các dụng cụ, thiết bị nha khoa chuyên dụng để tác động tác tời cao răng một cách nhẹ nhàng, loại bỏ cao răng mà không xâm lấn răng thật. Sau khi làm sạch mảng bám, độ trắng sáng của răng sẽ được cải thiện đáng kể.
2.2 Hàn răng, điều trị sâu răng
Nếu răng bị chấm đen do bệnh lý sâu răng thì cần tiến hành điều trị các đốm sâu, ngăn ngừa vi khuẩn lây lan. Thực hiện trám răng Composite che lấp đi lỗ sâu răng, bảo vệ răng khỏe mạnh. Trường hợp sâu răng nặng đã tiến vào tủy răng thì cần kết hợp điều trị tủy để làm sạch vi khuẩn gây bệnh.
Thực hiện trám răng có chi phí tương đối rẻ và có tính thẩm mỹ khá cao, thực hiện nhanh chóng và an toàn. Nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời vì các vết hàn tràm có thể bị bong ra sau một thời gian sử dụng.
2.3 Bọc răng sứ khắc phục chấm đen ở răng
Các trường hợp răng nhiễm kháng sinh, nhiễm hóa chất không thể tẩy trắng răng có thể thực hiện bọc răng sứ để phục hình. Chụp răng sứ khắc phục được khiếm khuyết về hình thể, màu sắc của răng bao gồm cả các răng bị chấm đen, răng sứt mẻ,…
Nếu răng bị sâu nặng, răng đã điều trị tủy cũng được khuyến cáo bọc răng sứ để bảo vệ răng thật bên trong trước sự tấn công của vi khuẩn, nhiệt độ. Từ đó, tránh được tình trạng sâu răng tái phát.
3. Cách phòng ngừa chấm đen ở chân răng
Cùng với việc điều trị các bệnh lý, bạn nên lưu ý ngay những cách phòng ngừa dưới đây để chăm sóc và bảo vệ răng miệng một cách tốt nhất.
  • Đánh răng đều đặn ngày 2 lần vào buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Đánh răng đúng cách theo chiều dọc hoặc xoay tròn, không chải răng theo chiều ngang bởi nó sẽ gây mòn men răng. Không nên chải răng quá mạnh dễ làm tổn thương răng lợi.
  • Nên đổi bàn chải mỗi 3 tháng/lần hoặc ngay khi nhận thấy lông bàn chải bị tưa.
  • Kết hợp các dụng cụ vệ sinh răng miệng khác theo hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng, bàn chải kẽ, tăm nước,… để làm sạch răng hiệu quả hơn.
  • Đừng quên chải lưỡi hàng ngày để làm sạch vi khuẩn và giúp hơi thở thơm tho hơn.
  • Không hút thuốc lá để tránh răng bị chấm đen và gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
  • Uống nhiều nước tốt cho răng miệng, cân bằng chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm tốt cho răng nướu như trái cây, rau rủ, các sản phẩm từ sữa,… Không nên ăn các thực phẩm nhiều đường, tinh bột dễ gây tích tụ mảng bám gây hại cho răng.
  • Thăm khám nha khoa ít nhất 6 tháng/lần để vệ sinh răng miệng, kiểm tra và điều trị kịp thời bệnh lý (nếu có).

    Nên duy trì thói quen đánh răng trước khi đi ngủ mỗi ngày
Chăm sóc răng miệng đúng cách là giải pháp ngăn ngừa hiệu quả nhất các vấn đề về răng miệng bao gồm cả tình trạng răng bị chấm đen hay các bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, hãy chủ động bảo vệ răng miệng của mình tại nhà, và nếu có bất cứ triệu chứng bệnh lý nào thì nên điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng.