ZaUI Coffee

RĂNG THỤT VÀO TRONG CHỮA NHƯ NÀO?

      Những vấn đề về chỉnh nha thông thường như hở lợi đôi khi chỉ làm giảm vẻ đẹp khuôn mặt khi mỉm cười nhưng không gây ảnh hưởng gì đến sức khoẻ. Tuy nhiên, khi răng bị thụt vào trong, tình trạng này có thể dẫn đến khó ăn, khó nói, đau hàm, đau đầu và cả chứng ngưng thở khi ngủ. Lúc này, giải pháp điều trị răng bị thụt vào trong phù hợp sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và độ tuổi của bệnh nhân.
1. Răng bị thụt vào trong là như thế nào?
     Răng bị thụt vào trong mà thường xảy ra là răng hàm trên bị thụt vào là 1 tình trạng lệch lạc của hàm khiến răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài so với răng hàm trên. Hậu quả của răng bị thụt vào trong là gây sai khớp cắn.
     Răng bị thụt vào trong có biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ những trường hợp nhẹ hầu như không được chú ý, cho đến những trường hợp nặng khi hàm trên có những răng cửa bị thụt vào trong quá mức và hàm dưới chìa ra quá xa so với hàm trên.
     Mặc dù có thể sống chung với tình trạng răng bị thụt vào trong nhẹ. Tuy nhiên, những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, bao gồm khó nói, cắn và nhai, đau và khó chịu trong miệng và hàm bị mòn răng quá mức. Một số răng hàm trên bị thụt vào có thể dễ bị hỏng men răng và làm tăng khả năng bị mẻ hay gãy các răng cửa.
2. Nguyên nhân khiến hàm răng bị thụt vào trong
     Nguyên nhân của tình trạng các răng bị thụt vào trong khác nhau và có thể bao gồm:
  • Di truyền học: Yếu tố di truyền giúp xác định hình dạng và kích thước của răng và xương hàm ngay từ giai đoạn bào thai, có nghĩa là răng mọc chen chúc hoặc hàm lệch lạc có khả năng được di truyền từ các thành viên khác trong gia đình. Nếu hình ảnh hàm răng bị thụt vào trong xuất hiện ở nhiều thành viên ruột thịt, nói chung tình trạng này là khó có thể phòng ngừa được ở một đứa trẻ sắp chào đời.
  • Chấn thương: Một chấn thương vùng mặt nghiêm trọng có thể gây ra tổn thương lâu dài cho hàm răng. Mặc dù có thể phẫu thuật để sửa chữa xương hàm bị gãy nhưng không phải lúc nào răng cũng có thể thẳng hàng sau phẫu thuật, khiến răng cửa bị thụt vào trong nếu lực tác động vào mặt.
  • Các khối u: Nguyên nhân này mặc dù không phổ biến, các khối u của miệng hoặc xương hàm có thể gây ra tình trạng răng bị thụt vào trong do ảnh hưởng đến sự phát triển hoặc sự thẳng hàng của xương hàm.
3. Giải pháp điều trị răng bị thụt vào trong
3.1 Răng bị thụt vào trong mức độ nhẹ và trung bình
     Đầu tiên, nên hỏi bác sĩ chỉnh nha về vấn đề niềng răng khi quan sát thấy răng bị thụt vào trong. Niềng răng là 1 cách khắc phục phổ biến cho nhiều vấn đề sai khớp cắn nói chung. Khoảng thời gian cần niềng răng sẽ phụ thuộc vào mức độ răng thưa, cũng như bất kỳ biến chứng nha khoa nào khác có thể gặp phải. Do đó, cần nói chuyện với nha sĩ hoặc bác sĩ chỉnh nha càng sớm càng tốt khi thấy trẻ có hàm răng bị thụt vào trong và để xem liệu niềng răng có thể là một lựa chọn tốt cho trẻ tại thời điểm này hay không.
     Trong trường hợp răng bị thụt vào trong do hàm răng nhỏ khiến các răng mọc chen chúc nhau thì cần nghĩ đến việc nhổ răng. Nhổ răng là 1 điểm khởi đầu phổ biến để khắc phục tình trạng răng bị thụt vào trong ở người lớn. Loại bỏ răng chen chúc trong đường viền hàm có thể làm giảm áp lực tổng thể, cho phép các răng còn lại di chuyển ra ngoài vào đúng vị trí một cách tự nhiên.
     Một cách can thiệp giúp cải thiện hàm răng bị thụt vào trong mức độ nhẹ là sử dụng một dụng cụ mở rộng hàm. Dụng cụ này thường được lắp bên trong hàm và được giữ vào vị trí bằng cách sử dụng răng hàm trên. Các khí cụ cơ học này được điều chỉnh hàng ngày để giúp từ từ kéo hàm răng bị thụt vào trong vào đúng vị trí thẳng hàng. Do đó, người bệnh sẽ được hướng dẫn cách sử dụng dụng cụ mở rộng hàm và tự điều chỉnh cho chính mình. Dù vậy, bệnh nhân vẫn sẽ có các cuộc hẹn thường xuyên với bác sĩ chỉnh nha của mình để đảm bảo rằng việc mở rộng hàm, giúp đẩy các răng bị thụt vào trong ra ngoài diễn ra đúng cách. Trong đa số các trường hợp, dụng cụ mở rộng hàm được đeo trong khoảng 3-6 tháng; mặc dù có thể hơi khó chịu khi mới được lắp, nhiều người nói rằng giải pháp điều trị răng bị thụt vào trong này đem lại cảm giác thoải mái hơn niềng răng.
3.2 Răng bị thụt vào trong mức độ nghiêm trọng
     Khi có hàm răng bị thụt vào trong mức độ nghiêm trọng, người bệnh cần chỉ định các công cụ điều chỉnh tích cực hơn. Một trong số đó là mặt nạ kéo răng. Đây là một thiết bị lắp bên ngoài có phần trên tựa trán, phần dưới tựa vào cằm và thanh kim loại gắn vào hàng răng bị thụt vào trong. Khí cụ này được bác sĩ chỉnh nha chỉ định và đeo bán thời gian để kéo hàng răng bị thụt vào trong về đúng vị trí.
     Tuy nhiên, khi các giải pháp điều trị răng bị thụt vào trong nêu trên được tiên lượng là khó đem lại hiệu quả, lựa chọn chỉnh sửa bằng phẫu thuật cần được xem xét. Trong trường hợp thừa hoặc thiếu răng rất nặng ở bệnh nhân lớn tuổi, phẫu thuật là cần thiết và sẽ được thực hiện bởi một bác sĩ phẫu thuật răng miệng. Tuy vậy, quy trình này thường bắt đầu bằng việc tư vấn tại văn phòng nha sĩ để đánh giá trước các bước tiếp theo.
     Quy trình chung để điều chỉnh hàm răng bị thụt vào trong và điều chỉnh khớp cắn bằng phẫu thuật bao gồm tách xương ở phần sau của hàm và chỉnh sửa để phần mang răng phía trước có thể được di chuyển để có sự sắp xếp phù hợp hơn. Thông thường, quyết định điều trị phẫu thuật ít khi có thể được thực hiện như một chỉnh sửa đơn lẻ mà thường kết hợp với các chỉnh sửa khác như nhổ răng, chỉnh nha.
4. Các phương pháp chỉnh sửa thẩm mỹ cho răng bị thụt vào trong
     Mặc dù những chiếc răng cửa bị thụt vào trong trông sẽ mất thẩm mỹ cho gương mặt, tuy nhien, nếu người bệnh thực hành vệ sinh răng miệng tốt thì có thể làm cho nó ít lộ rõ ​​hơn. Theo đó, mọi người cần xây dựng thói quen đánh răng 2 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày và đi khám răng miệng 6 tháng 1 lần.
     Nếu chỉ mắc phải tình trạng răng cửa bị thụt vào trong rất nhẹ, miếng dán răng sứ cho hàm răng trên có thể giúp khắc phục các vấn đề về thị giác liên quan đến khớp cắn. Phương pháp này sẽ không thay đổi gì để điều chỉnh khớp cắn thực sự hoặc căn chỉnh hàm mà chỉ điều trị các vấn đề thẩm mỹ. Theo đó, nha sĩ sẽ dùng những lớp vỏ sứ trắng, rất mỏng được dán vào mặt trước của răng để giúp điều chỉnh màu sắc, kích thước, hình dạng và/ hoặc độ dài của chúng sao cho hàm răng trông có vẻ đưa ra ngoài theo vị trí hợp lý hơn. Hơn nữa, nha sĩ cũng có thể điều chỉnh các lớp vỏ sứ riêng lẻ để đảm bảo chúng có kích thước và hình dạng chính xác cho nụ cười rạng rỡ hơn.
     Tóm lại, nụ cười không chỉ giúp 1 cá nhân trở nên tự tin mà còn có thể cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống của từng người. Các tình trạng răng miệng ảnh hưởng đến sự liên kết của xương hàm và răng có thể khiến người bệnh cảm thấy tự ti và chán nản. Hàm răng bị thụt vào trong là 1 trong những tình trạng có thể điều trị được. Tuy nhiên, người bệnh cần đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị hiệu quả. Trung tâm Nha khoa và Thẩm mỹ Anh Dũng là cơ sở uy tín nha khoa hàng đầu Thái Bình, với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng nhiều kinh nghiệm và được TS.BSCK II.Vũ Anh Dũng – Trưởng khoa Răng Hàm Mặt của trường Đại học Y Dược Thái Bình phụ trách chuyên môn chính sẽ đem lại khách hàng những tư vấn chăm sóc răng miệng an toàn, khoa học và hiệu quả nhất!