ZaUI Coffee

TÁC ĐỘNG CỦA CÀ PHÊ VỚI SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG

Tác hại của cà phê đối với sức khỏe răng miệng tưởng chừng không đáng lo ngại nhưng thực chất gây lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người. Nếu lạm dụng cà phê quá mức sẽ là một trong những nguyên nhân chính khiến răng nhạy cảm, đau nhức và mắc các bệnh lý răng miệng. Vì vậy, hãy cảnh giác trước sự ảnh hưởng của cà phê để bảo vệ răng miệng khỏe mạnh lâu dài.
1. Cà phê gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng?
Hiện nay, cà phê đang dần trở thành thức uống được yêu thích để tăng sự tập trung, giúp làm việc hiệu quả hơn. Cà phê cũng khá đa dạng về cách pha chế mang đến những thức uống thơm ngon khiến nhiều người không thể cưỡng lại.
Tuy nhiên, việc uống cà phê mỗi ngày lại đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với răng miệng con người. Nó không gây hại tức thì nhưng sẽ tiến triển dần dần và làm hư hỏng răng vĩnh viễn. Dưới dây là 4 tác hại của cà phê đối với sức khỏe răng miệng mà bạn cần chú ý.
1.1 Cà phê khiến răng ố vàng, đục màu
Thức uống sẫm màu như cà phê thường gây ra nhiều vết ố màu trên quần áo. Cũng giống như vậy, cà phê hoàn toàn có thể làm răng bị ố vàng.
Nguyên nhân là do trong cà phê có chứa thành phần tanin – một loại loại Polyphenol phân hủy trong nước. Đây cũng là các thành phần gây hại cho răng có trong các loại rượu vang hoặc trà.
Khi bạn sử dụng cà phê thì thành phần tannin trong nó sẽ làm các hợp chất màu bám trên răng. Nếu không được làm sạch kịp thời thì chúng sẽ dính lại với nhau và để lại màu ố vàng trên răng.
1.2 Phá hoại men răng
Cũng tương tự như các loại đồ uống có ga, rượu bia, hay trà thì cà phê có thể khiến vi khuẩn phát triển mạnh trong miệng. Nếu cứ sử dụng cà phê mỗi ngày thì sẽ dần phá hủy men răng, răng yếu đi và dễ bị gãy vỡ trước các tác nhân bên ngoài.
Khi men răng bắt đầu mỏng đi thì phần ngà răng bên trong không được bảo vệ tốt. Nếu tiếp tục tiếp xúc với cà phê hay các loại thức uống giàu axit khác sẽ kích hoạt răng nhạy cảm. Răng sẽ bị ê buốt, đau nhức nhiều khi ăn đồ nóng, lạnh do dây thần kinh răng bị kích thích.
1.3 Sâu răng, viêm tủy
Tác hại của cà phê đối với sức khỏe răng miệng rất thường gặp là tình trạng sâu răng. Khi men răng bị yếu do cà phê gây ra sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào cấu trúc của răng và hình thành các lỗ sâu trên bề mặt.
Sâu răng không điều trị sớm sẽ lan rộng vào tủy răng gây viêm tủy, hoại tử tủy khó phục hồi. Kéo theo đó là tình trạng đau nhức dai dẳng, đau lên tận óc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe cơ thể.
Sâu răng, viêm tủy nặng có thể ăn mòn toàn bộ thân răng, khi đó sẽ gây mất răng vĩnh viễn với nhiều biến chứng đáng lo ngại khác. Cần thực hiện trồng răng giả kịp thời để khôi phục thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và ngăn ngừa hậu quả mất răng.
1.4 Cà phê gây hôi miệng
Cùng với các bệnh lý răng miệng thì cà phê còn gây hôi miệng khi tiêu thụ thường xuyên. Cà phê bám trên răng, dính vào lưỡi đều sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, tạo ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Điều này sẽ khiến không ít người cảm thấy tự ti, ngại ngùng trong giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.
2. Cách ngăn ngừa tác hại của cà phê đối với sức khỏe răng miệng
Các vấn đề răng miệng ở trên có thể không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị sớm thì nguy cơ đối với sức khỏe là rất lớn. Vì vậy, nếu bạn là tín đồ của cà phê hay chỉ đơn giản sử dụng cà phê để tỉnh táo thì cần nắm rõ những mẹo dưới đây để hạn chế tác hại của cà phê đối với sức khỏe răng miệng.
  • Chú ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng hơn, đánh răng ngày 2 lần và sử dụng nước súc miệng hàng ngày.
  • Không đánh răng ngay sau khi ăn hay sau khi uống cà phê vì khi đó men răng đang bị mềm do axit, nếu tác động mạnh sẽ tăng khả năng mòn men răng. Cần chờ ít nhất 30 phút sau đó.
  • Nếu bạn thường xuyên sử dụng cà phê thì cắt giảm và uống ít đi, và uống cà phê trong 1 lần thay vì uống từng ngụm nhỏ với thời gian dài trong ngày gây tích tụ vi khuẩn.
  • Sau khi uống cà phê nên uống một cốc nước để súc miệng, nếu bạn uống cà phê đá thì hãy dùng ống hút để giảm nguy cơ ố vàng răng.
  • Có thể ăn một số loại thực phẩm để khắc phục vết ố sau uống cà phê như trái cây tươi, rau củ quả giàu chất xơ.
  • Đặc biệt, cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ theo dõi sức khỏe răng miệng và có những giải pháp điều trị bệnh lý kịp thời. Bác sĩ cũng sẽ tiến hành lấy cao răng cho bạn để hạn chế vi khuẩn và mảng bám gây hại cho răng.
Như vậy, tác hại của cà phê đối với sức khỏe răng miệng là rất nhiều nguy cơ như hôi miệng, sâu răng, răng ố vàng,… Dù không thể hoàn toàn từ bỏ việc uống cà phê mỗi ngày nhưng hãy uống một cách thông minh, kết hợp với các mẹo chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.