ZaUI Coffee

VÌ SAO LẠI CHẢY MÁU CHÂN RĂNG?

Thiếu vitamin C gây chảy máu chân răng là tình trạng thường gặp và gây ra nhiều lo lắng cho bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ giải thích tại sao thiếu vitamin C gây chảy máu chân răng và cần làm gì để giải quyết tình trạng này.
1. Chảy máu chân răng do thiếu chất dinh dưỡng gì?
Nguyên nhân gây chảy máu chân răng có thể là do:
Thiếu vitamin C
Vitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ sức đề kháng để chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tân tạo sợi collagen có chứa trong các mao mạch, mô liên kết và mô xương. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh scorbut, nướu răng mất đi tính đàn hồi và gây viêm loét, dễ chảy máu chân răng. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra tiêu xương ổ răng và lung lay răng.
Thiếu vitamin K
Vitamin K là 1 trong những thành phần dinh dưỡng vô cùng quan trọng với khả năng sản sinh một loại protein đặc hiệu có tác dụng đông cầm máu. Khi thiếu hụt dưỡng chất này thì chỉ với một vết xây xước nhỏ cũng có thể khiến máu chảy ồ ạt và mất nhiều thời gian để cầm.
Khi gặp phải hiện tượng chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn do thiếu hụt vitamin K. Mô nướu có bản chất là cơ quan khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương nếu sử dụng bàn chải cứng hoặc động tác chải răng quá mạnh. Các tác động này vô tình tạo ra những vết xây xước ở mô nướu quanh chân răng và dẫn đến tình trạng chảy máu. Cũng giống như thiếu hụt vitamin C, người thiếu vitamin K còn có triệu chứng xuất hiện nhiều vết bầm tím lớn trên cơ thể, vết thương dễ chảy máu và chậm lành hơn so với bình thường.
Thiếu vitamin D
Vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe răng miệng với tác dụng là chất xúc tác giúp cơ thể hấp thụ canxi từ thực phẩm tốt hơn để tăng cường sức khỏe của xương ổ răng.
Mặc khác, vitamin D còn giúp kiểm soát và điều khiển 1 vài phản ứng miễn dịch trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do đó, khi thiếu đi dưỡng chất này sẽ làm cho hệ thống miễn dịch bị suy yếu nên bệnh nhân dễ mắc các loại bệnh nhiễm khuẩn hơn và dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng.
Thiếu vitamin B3
Vitamin B3 không đóng vai trò chính trong quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể nhưng lại có tác dụng kiểm soát đường huyết và cân bằng hồng cầu trong quá trình đông cầm máu. Do đó khi thiếu vitamin B3 cũng có thể gây ra tình trạng chảy máu chân răng.
2. Cần làm gì khi bị chảy máu chân răng?
2.1 Thay đổi để có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất
Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang ở trạng thái thiếu hụt dinh dưỡng. Do đó, bạn cần bổ sung một số chất dinh dưỡng như:
     Thực phẩm giàu vitamin C như những trái cây họ cam chanh, dâu tây, việt quất, các loại rau củ,… nhưng cần lưu ý ở mức nhất định các loại thực phẩm chứa quá nhiều axit như tắc, me, chanh vì có thể gây kích thích mô nướu và bào mòn men răng do lượng acid quá cao.
     Thực phẩm giàu vitamin K có chứa trong các loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, cải bắp, rau bina và cải xoăn,… Ngoài ra, đậu nành, dâu tây, sữa nguyên kem và trứng cũng là nguồn cung cấp vitamin K cho cơ thể rất dồi dào.
     Thực phẩm giàu khoáng chất như sữa chua, phô mai, sữa tươi, cá, nghêu, sò, tôm, mực, các loại đậu và hạt,… để cải thiện độ chắc khỏe của xương.
     Thực phẩm giàu protein: Ngoài vitamin C thì protein cũng là dưỡng chất quan trọng trong quá trình sản xuất collagen. Do đó, cần bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm như thịt gà, lợn, trứng, hải sản nhằm tăng cường sự săn chắc của nướu răng và cải thiện tình trạng chảy máu chân răng trong thời gian sớm nhất.
     Thực phẩm có chứa các lợi khuẩn probiotic (lợi khuẩn): Khoang miệng là nơi có chứa rất nhiều loại vi khuẩn có hại và chúng có thể phát triển mạnh để gây tổn thương mô nướu khi đạt điều kiện thuận lợi. Do đó, cần bổ sung các lợi khuẩn để cân bằng bằng các thực phẩm như sữa chua, sữa chua uống, phô mai,…
2.2 Giữ vệ sinh răng miệng
     Chảy máu chân răng không chỉ do thiếu hụt chất dinh dưỡng mà còn do tình trạng vệ sinh răng miệng không tốt dẫn đến hình thành các mảng bám, cao răng trên bề mặt răng. Theo thời gian chúng sẽ tích tụ dày lên gây ra tình trạng viêm nướu và làm chảy máu chân răng. Do đó, bệnh nhân cần tăng cường vệ sinh răng miệng bằng cách duy trì thói quen đánh răng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần trong vòng 2 phút với bàn chải mềm và động tác chải đúng cách để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây hại.
     Các loại kem đánh răng và các sản phẩm vệ sinh răng miệng ngoài các thành phần làm sạch thì còn bổ sung thêm flour, zinc (kẽm) và một số loại khoáng chất thiết yếu để lấp lại những lỗ sâu mới chớm bề mặt răng, giúp răng chắc khỏe và sáng bóng.
2.3 Thăm khám bác sĩ chuyên khoa
     Trường hợp bạn đã thực hiện tất cả những biện pháp trên mà hiện tượng chảy máu chân răng không thuyên giảm, hãy tới ngay các cơ sở nha khoa để các nha sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất bằng cách giải quyết triệt để nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng.
3. Chảy máu chân răng- Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
     Chảy máu chân răng là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay. Trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp trên nhưng tình trạng chảy máu không thuyên giảm thì bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Ngoài yếu tố dinh dưỡng thì chảy máu chân răng có thể là biểu hiện của những bệnh lý răng miệng khác như viêm nướu, viêm nha chu,… Một số triệu chứng cảnh báo bao gồm:
  • Chảy máu chân răng kéo dài không thuyên giảm;
  • Hơi thở hôi mặc dù đã thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách;
  • Nướu viêm đỏ, phù nề, có mủ;
  • Đau nhức răng.
Hiện nay, Trung tâm Nha Khoa và Thẩm mỹ Anh Dũng đã và đang là một trong những trung tâm không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.