ZaUI Coffee

VIÊM LỢI TRÙM CÓ TỰ KHỎI ĐƯỢC KHÔNG?

1, VIÊM LỢI TRÙM CÓ TỰ KHỎI ĐƯỢC KHÔNG?
Viêm lợi trùm có tự khỏi được không? Theo các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt, viêm lợi trùm có thể tự khỏi nếu như vùng lợi trùm lên răng bị viêm ở mức độ nhẹ và răng nằm bên dưới có thể đẩy lợi và phát triển bình thường. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp và nếu răng có thể tự khỏi thì cũng gây cho bệnh nhân sự đau đớn, khó chịu trong một thời gian dài.
Hơn nữa, bệnh này có thể tự phát và có thể không khỏi hẳn nếu không uống thuốc hoặc sử dụng biện pháp nha khoa. Nếu để lâu dài không điều trị, có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng. Chính vì vậy, khi có những dấu hiệu của viêm lợi trùm, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở nha khoa để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra liệu trình cụ thể phù hợp với bạn
2, LÀM GÌ KHI BỊ VIÊM LỢI TRÙM?
Có 3 phương án điều trị viêm lợi trùm tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng tình trạng:
– Kiểm soát bằng thuốc
– Tiểu phẫu loại mô nướu trùm lên trên răng khôn
– Nhổ bỏ răng khô
Để kiểm soát các triệu chứng đau nhức đồng thời làm giảm tình trạng viêm, có thể sử dụng những loại thuốc như acetaminophen (Tylenol ) hoặc ibuprofen (Advil ). Nếu vùng nhiễm trùng chỉ xuất hiện ở vị trí răng khôn, chưa lây lan sang lân cận, các bác sĩ có thể tiến hành tiểu phẫu nha khoa nhằm nạo sạch vùng bị viêm. Kết hợp sử dụng nước súc miệng có chứa chlorhexidine để giữ khoang miệng sạch sẽ hoặc có thể sử dụng dung dịch nước muối loãng để thay thế.
Thuốc kháng sinh – chống viêm: giúp giảm đau, ngăn ngừa viêm nhiễm phát triển, đồng thời giúp hạ sốt.
Thuốc giảm đau: khi bị các cơn đau do viêm, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hay aspirin… Các thuốc này có chứa các thành phần làm giảm đau hiệu quả.
Nếu tình trạng phù nề nghiêm trọng khiến cơ hàm cứng, phần phù nề cọ xát gây đau nhức, bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn thuốc chống phù nề (VD: Alphachymotrypsin) và thuốc hỗ trợ điều trị toàn thân (VD: Amoxicyline, Penicilline…)
Lưu ý: Uống thuốc điều trị chỉ đạt kết quả khi nướu mới sưng đau, chớm viêm do mọc răng khôn và việc sử dụng thuốc phải theo đơn của nha sĩ, không tự ý mua và sử dụng thuốc ngoài.
Khi bị viêm lợi trùm và mong muốn giữ lại răng, không nhổ bỏ, một cuộc tiểu phẫu nhỏ có thể được thực hiện để loại bỏ phần bị viêm. Việc này giúp “xử lý sạch sẽ” vùng viêm và ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn cũng như các vụn thức ăn. Đối với trường hợp viêm lợi trùm do mọc răng khôn, phương án đưa ra là nhổ bỏ răng khôn. Điều này một mặt giúp khắc phục tình trạng viêm, mặt khác ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra trong tương lai do răng khôn mọc lệch gây ra.
3, NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT TRONG CHẾ ĐỘ SINH HOẠT KHI BỊ VIÊM LỢI TRÙM
Khi bị viêm lợi trùm bạn nên vệ sinh răng miệng bình thường kết hợp súc miệng bằng nước muối để giảm cơn đau nhức, khó chịu vì nước muối có khả năng kháng khuẩn và an toàn với cơ thể. Nên súc miệng nước muối ấm loãng 2 lần/ ngày, đồng thời có chế độ ăn uống phù hợp.
Ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng và thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp làm sạch các mảng bám, giúp miệng tiết nước bọt nhiều hơn như rau củ quả, trái cây tươi, …
Ngoài ra, uống trà hàng ngày giúp kháng viêm, diệt khuẩn trong miệng từ đó giảm đau nhức và viêm nhiễm.
Hạn chế ăn những thực phẩm có tính nóng như xôi, thịt gà, các loại bánh nếp,… Vì những thực phẩm này có thể khiến lợi sưng tấy hơn, thức ăn dễ dàng dính vào kẽ răng khó vệ sinh, gây đau và khó chịu.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh những thực phẩm nhiều đường và tinh bột như kẹo, bánh ngọt. Đặc biệt, không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… đây là những tác nhân gây hại nghiêm trọng cho lợi trùm khi bị viêm.
Nha khoa Anh Dũng là nha khoa uy tín Thái Bình, có nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các case chữa viêm lợi trùm tại Thái Bình. Chuyên nghiệp – Chuyên sâu – Chuyên tâm là khẩu hiệu của Nha khoa khi đem lại các nụ cười tuyệt vời dành tới khách hàng.