ZaUI Coffee

CÓ CẦN KIỂM TRA RĂNG KHI MANG THAI KHÔNG?

Khi mang thai, hoóc môn trong cơ thể người phụ nữ có sự xáo trộn, đó chính là nguyên nhân mẹ bầu dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm, trong đó có viêm răng lợi.
1. Khi có thai, răng sẽ yếu dần đi
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng răng yếu dần đi khi có thai là vì khi cơ thể người mẹ nuôi thai nhi ở trong bụng, để duy trì chất dinh dưỡng cho sự phát triển thai nhi sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ và một trong những chất được thai nhi ưu tiên đó là canxi. Điều này làm cho cơ thể mẹ bị thiếu canxi, mà một khi răng miệng không đủ canxi thì răng sẽ rất yếu, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào răng gây tổn thương cho răng và làm răng yếu kém đi.
Hiện tượng này sẽ gây ra một số triệu chứng như : chảy máu chân răng ở mẹ bầu, răng bị lung lay và ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống. Để điều trị được tình trạng này thì các mẹ khi có thai nên bồi dưỡng thật tốt và kết hợp với việc vệ sinh răng miệng hàng ngày đều đặn.
2. Phụ nữ có thai có nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng rất cao
Vi khuẩn và các tác nhân khác sẽ rất dễ dàng gây tổn hại cho sức khỏe răng miệng. Nhất là các vi khuẩn đã trú ngụ trong miệng lâu ngày, dựa vào thời cơ này chúng sẽ bắt đầu tấn công vào vỏ răng ( men răng ) gây ra các lỗ sâu và lâu ngày hình thành nên những bệnh lý nguy hiểm như : sâu răng, viêm nhiễm răng, nướu, viêm nha chu…Khi bà bầu bị sâu răng, viêm nha chu ở bà bầu tất cả các bệnh lý này đều không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Bệnh thường gặp nhất là viêm lợi, có thể không do nhiễm khuẩn mà là do rối loạn tuần hoàn máu ở lợi. Hiện tượng này hay thấy từ tháng thứ 3 và giảm dần đến tháng thứ 8. Người ta thấy rằng một nửa các rối loạn kiểu này cũng như những biến đổi khác trong cơ thể khi mang thai sẽ tự động biến mất sau khi sinh. Nhưng nếu cứ để tự nhiên, cộng thêm với vấn đề vệ sinh răng miệng không tốt, rất có thể răng của những phụ nữ này sẽ bị sâu và bị bệnh nha chu. Những trường hợp chảy máu khi đánh răng, nhức răng, rất có thể do chân răng đã bị lộ từ trước, giờ đây những tác động cơ học và rối loạn tuần hoàn làm cho trầm trọng hơn cùng với những viêm nhiễm nếu có đi kèm. Đó chính là hiện tượng sâu răng, người bệnh cần được đi khám và điều trị.
Trong quá trình mang thai nếu sức khỏe răng miệng mẹ có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến thai nhi
Sức khỏe mẹ không tốt sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, tình trạng răng miệng của bé ít nhiều cũng bị tổn thương. Và phần lớn những trẻ sinh ra từ người mẹ có vấn đề răng miệng đều có tình trạng răng miệng không tốt so với những trẻ được sinh ra khi sức khỏe thai phụ có răng miệng tốt.
3. Một số thủ thuật răng miệng không nên thực hiện khi mang thai
Các bác sĩ phụ sản cho biết một số thủ thuật như làm trắng răng hoặc thẩm mỹ trong miệng không nên thực hiện khi phụ nữ mang thai. Bởi vì nồng độ thuốc tẩy trắng răng có nguy cơ ảnh hưởng đến em bé. Tuy nồng độ ít và rất nguy hiểm gặp nhưng các mẹ bầu vẫn nên thận trọng.
Chụp phim X Quang tuy không phát ra lượng tia phóng xạ lớn và có những biện pháp bảo vệ em bé an toàn tuy nhiên hầu hết các bác sĩ sẽ hạn chế việc chụp X Quang cho mẹ bầu trừ những trường hợp bắt buộc để bảo đảm an toàn hơn cho em bé.
Khám răng và lấy cao răng hoàn toàn an toàn trong suốt thai kỳ. Các thủ thuật như hàn thân răng, hàn răng sâu cũng có thể được thể hiện khi mang thai để tránh nguy cơ nhiễm trùng răng miệng. Những thủ thuật này được tiến hành trước thai kỳ sau đó là 3 tháng giữa thai kỳ vì lúc đó hiện tượng ốm nghén đã giảm sau 3 tháng đầu. Và ở 3 tháng cuối khi em bé đã lớn bụng to làm mẹ bầu khó để nằm thoải mái trên ghế răng thậm chí một số người không thể nằm ngửa thì các thủ thuật nha khoa cũng khó thực hiện.
Nếu đang trong thời gian cho con bú mà phải thực hiện các thủ thuật nha khoa thì bạn cần trao đổi tình trạng với bác sĩ để có những loại thuốc phù hợp và an toàn cho cả mẹ và bé.
4. Cách chăm sóc răng miệng khi mang thai
Trước khi mang thai: Nếu trước khi mang thai bạn bị các bệnh răng miệng thì có thể mắc các bệnh này khi mang thai. Luôn vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng sau khi ăn uống và trước khi đi ngủ để bảo vệ răng miệng. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch tận sâu bên trong các kẽ răng. Đi kiểm tra răng miệng định kỳ để phát hiện tổn thương tại răng.
Trong thời kỳ mang thai: Trong thời kỳ này người phụ nữ thường có những thay đổi trong cơ thể, hay bị ợ chua, mệt và khó thở, thay đổi thói quen ăn uống… Để tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và đến răng miệng nói riêng, nên dùng một miếng băng gạc có kem đánh răng để lau sạch răng và súc miệng lại bằng nước sạch vì phụ nữ mang thai thường hay bị nôn trong mấy tháng đầu, nhất là khi chải răng, dịch axit trong dạ dày lưu lại dễ gây sâu răng. Hơn nữa, thời kỳ thai nghén cũng làm cho phụ nữ ăn uống thất thường, nhiều người thích ăn đồ ngọt nhiều hơn bình thường nên rất dễ bị sâu răng. Do vậy, để tránh mắc bệnh răng miệng, cố gắng ăn những chế phẩm có chứa ít đường mà thay vào đó là vị ngọt từ trái cây tươi, nên uống nhiều sữa, ăn ít muối, vừa phải chất béo.
Thay đổi nội tiết cũng làm cho lợi dễ bị viêm và chảy máu làm nhiều người sợ không đánh răng, nhưng như thế sẽ làm cho tình trạng này trầm trọng hơn. Khi khám bệnh nên báo cho bác sĩ biết người bệnh đang mang thai ở giai đoạn nào để bác sĩ có các biện pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, nhất là sử dụng tetracyclin, vì thuốc này sẽ làm cho răng con bạn sau này có màu nâu hoặc đen. Để những đứa trẻ có hàm răng khỏe, đẹp, bà mẹ nên ăn uống đầy đủ các chất bổ dưỡng, đặc biệt là canxi, cũng không nên ăn nhiều đồ ngọt, chất béo.
Sau khi sinh: Với các quan niệm tiến bộ về dinh dưỡng nên sau khi sinh, các sản phụ không phải có chế độ kiêng khem ngặt nghèo như trước đây. Tuy nhiên, đối với răng không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Cũng như trong thời kỳ mang thai luôn phải giữ gìn răng miệng thật tốt. Khi nuôi con, một lượng canxi của cơ thể người mẹ được tập trung trong sữa, do vậy cần uống sữa thường xuyên và ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung canxi cho chính cơ thể mẹ và trong sữa cho con bú. Trẻ mới sinh không có vi khuẩn gây sâu răng, để giữ vệ sinh cho trẻ, người lớn không nên hôn vào miệng trẻ và không nên mớm thức ăn cho trẻ.
4. Phòng ngừa răng miệng khi mang thai
Để phòng ngừa, thai phụ cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng thường xuyên, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Sử dụng bàn chải mềm, đánh răng theo chiều dọc theo kẽ răng, chải nhẹ nhàng để tránh tổn thương đến lợi. Sử dụng thêm chỉ tơ nha khoa để lấy đi thức ăn thừa còn giắt trong kẽ răng mà bàn chải không làm sạch được. Súc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi đánh răng.
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nếu lợi dễ bị chảy máu cần chú ý chọn thức ăn mềm hoặc nấu nhừ để ít phải nhai nhiều tránh tổn thương răng lợi và dễ tiêu hóa. Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để tăng cường vitamin C cho cơ thể.
Nếu bị viêm lợi thường xuyên chảy máu hoặc có vết trợt loét cần đến bác sĩ chuyên khoa răng để khám và điều trị phù hợp.
Để bảo vệ sức khỏe thai phụ và bé trong suốt thai kỳ, Nha khoa Anh Dũng có thể lên lịch hẹn khám và tư vấn răng miệng để đảm bảo sức khỏe răng miệng sẽ luôn ở mức tốt nhất và không gây quá nhiều sự đau đớn cho thai phụ hay ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.