VIÊM QUANH RĂNG: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ PHÒNG NGỪA
Tư vấn chuyên môn bài viết: BS Phạm Văn Tuấn
TRUNG TÂM NHA KHOA ANH DŨNG
Viêm quanh răng – một tình trạng nghiêm trọng tiếp theo sau viêm nướu. Giai đoạn này các triệu chứng như tụt nướu, tiêu xương, răng lung lay và hôi miệng trở nên rõ ràng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe răng miệng.
Viêm quanh răng là gì?
Viêm quanh là tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng đến các mô xung quanh răng. Bệnh thường bắt đầu từ viêm lợi, với các dấu hiệu như lợi sưng, đỏ và chảy máu.
Khi viêm nặng hơn, tiến triển thành viêm quanh răng, dẫn đến tụt lợi, xương quanh răng bị tiêu, răng bắt đầu lung lay và có nguy cơ rụng.
Triệu chứng của viêm quanh răng thường bao gồm:
- Sưng nướu và đỏ nướu (màu đỏ sẫm hơn bình thường).
- Nướu mềm và chảy máu.
- Hơi thở có mùi.
- Xuất hiện mủ giữa răng và nướu.
- Mất răng.
- Đau khi nhai.
- Răng thưa.
- Tụt nướu (răng nhìn có vẻ dài hơn bình thường).
Viêm quanh răng do sự tích tụ của vi khuẩn trong miệng, làm tổn thương các mô hỗ trợ răng.
Nguyên nhân viêm quanh răng là gì?
Bệnh viêm quanh răng bắt nguồn từ mảng bám – lớp màng mỏng không màu do vi khuẩn tạo ra trên bề mặt răng. Quá trình làm viêm quanh răng của mảng bám như sau:
- Hình thành mảng bám: Mảng bám phát triển khi vi khuẩn trong miệng kết hợp với tinh bột và đường từ thức ăn. Đánh răng 2 lần/ngày kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám. Tuy nhiên, mảng bám cũng quay trở lại sau đó.
- Mảng bám biến thành cao răng: Nếu không loại bỏ kịp thời, mảng bám sẽ cứng lại và trở thành cao răng – một chất cứng hơn và khó loại bỏ hơn. Cao răng tồn tại lâu ngày gây tổn thương nướu. Do đó, bạn cần đến bác sĩ nha khoa để loại bỏ cao răng.
- Viêm nướu do mảng bám: Viêm nướu là giai đoạn đầu của bệnh, khi mô nướu xung quanh răng bị vi khuẩn kích ứng và viêm.
- Viêm nướu tiến triển thành viêm quanh răng: Nếu viêm nướu không được điều trị, sẽ phát triển thành viêm quanh răng, tạo ra các túi nướu chứa mảng bám, vi khuẩn và cao răng. Những túi này càng sâu thì chứa càng nhiều vi khuẩn, dẫn đến mất mô nướu và xương, đồng thời gây áp lực lên hệ miễn dịch.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm quanh răng, bao gồm:
- Tình trạng viêm nướu.
- Không duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt.
- Hút thuốc lá.
- Biến động hormone trong quá trình mang thai hoặc khi mãn kinh.
- Sử dụng các chất gây nghiện như cần sa hoặc thuốc lá điện tử.
- Thừa cân.
- Chế độ ăn uống không cân đối, thiếu vitamin C.
- Yếu tố di truyền.
- Một số loại thuốc có thể gây khô miệng hoặc ảnh hưởng đến nướu.
- Các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như: bệnh bạch cầu, HIV/AIDS, hoặc các phương pháp điều trị ung thư.
- Các bệnh như: tiểu đường, viêm khớp dạng thấp và bệnh Crohn cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm quanh răng.
Các biến chứng khi bị viêm quanh răng
Viêm quanh răng không chỉ gây mất răng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu thông qua mô nướu, ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể. Cụ thể, bệnh liên quan đến các bệnh như: hô hấp, viêm khớp dạng thấp, bệnh tim mạch, sinh non và nhẹ cân. Ngoài ra, bệnh cũng gây khó khăn trong vấn đề kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường.
Chẩn đoán viêm quanh răng
Để xác định tình trạng viêm quanh răng và mức độ nghiêm trọng, bác sĩ tiến hành chẩn đoán theo các bước sau:
- Xem và phân tích lịch sử bệnh án của người bệnh để tìm hiểu các yếu tố có thể gây ra triệu chứng, như thói quen hút thuốc hoặc sử dụng thuốc làm khô miệng.
- Kiểm tra khoang miệng để tìm mảng bám và cao răng tích tụ; kiểm tra xem có dễ chảy máu không.
- Sử dụng công cụ đo chuyên dụng – đầu dò nha khoa, để đo độ sâu của các túi giữa nướu và răng. Thông thường khoang miệng khỏe mạnh, độ sâu này từ 1 – 2mm. Túi sâu hơn 4mm là dấu hiệu của viêm quanh răng. Ngoài ra, túi sâu 5mm không thể làm sạch hiệu quả thông qua chăm sóc răng miệng hằng ngày được.
- Chụp X – quang để kiểm tra mức độ mất xương xung quanh các khu vực có túi sâu.
- Dựa vào các kết quả thu được, bác sĩ xác định giai đoạn và mức độ của viêm quanh răng. Từ đó lập kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng bệnh, các yếu tố nguy cơ và sức khỏe tổng thể của bạn.
Cách điều trị viêm quanh răng hiệu quả triệt để
Để điều trị viêm quanh răng, cần làm sạch các túi xung quanh răng và ngăn tổn thương mô nướu xung quanh và xương. Bên cạnh đó, cần kết hợp vệ sinh răng miệng hằng ngày và ngưng sử dụng thuốc lá.
- Phương pháp điều trị không phẫu thuật
Nếu bệnh chưa tiến triển, điều trị không cần phẫu thuật với 1 số phương pháp sau:
- Lấy cao răng: Loại bỏ cao răng và vi khuẩn khỏi bề mặt răng và bên dưới đường viền nướu của bạn. Được thực hiện bằng cách sử dụng các dụng cụ, tia laser hoặc thiết bị siêu âm.
- Làm sạch chân răng: Ngăn chặn sự tích tụ vôi răng và vi khuẩn, giảm viêm và thúc đẩy quá trình hồi phục của nướu.
- Dùng nước súc miệng hoặc bôi gel có chứa kháng sinh giúp diệt khuẩn, làm sạch nướu và răng.
- Sử dụng thêm thuốc kháng sinh dạng uống để loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Phương pháp điều trị phẫu thuật
Nếu viêm quanh răng tiến triển, bạn cần điều trị phẫu thuật, cụ thể như sau:
- Nạo túi nướu: Bác sĩ tiến hành lật vạt nướu để làm lộ chân răng. Điều này giúp cạo vôi và nạo sạch chân răng dễ dàng hơn. Bệnh gây mất xương, vì vậy xương bên dưới phải điều chỉnh lại trước khi khâu mô nướu. Sau khi lành, cần làm sạch khu vực xung quanh răng định kỳ để duy trì mô nướu khỏe mạnh.
- Ghép mô mềm: Khi mất mô nướu, nướu bị tụt, làm lộ chân răng. Vì vậy cần ghép mô. Quá trình ghép mô mềm được thực hiện bằng cách lấy 1 lượng mô nhỏ từ vùng miệng ghép vào vùng bị ảnh hưởng. Nhờ vậy, giảm tình trạng mất nướu, che phủ chân răng và cải thiện vẻ ngoài của răng.
- Ghép xương: Khi xương quanh chân răng bị phá hủy toàn bộ, bác sĩ chỉ định ghép xương. Xương được ghép lấy từ xương người bệnh, xương tổng hợp. Việc này giúp khôi phục phần xương mất, ổn định chân răng và tạo điều kiện thuận lợi cho xương mới hình thành.
- Tái tạo mô có hướng dẫn: Tái tạo phần mô bị phá hủy do tác động của vi khuẩn. 1 mẫu mô nhân tạo được ghép vào giữa phần xương còn lại và răng. Mẫu mô này đóng vai trò bảo vệ vùng cần được điều trị, tạo điều kiện thuận lợi để xương có thể tái tạo.
Cách phòng ngừa viêm quanh răng
Để ngăn chặn viêm quanh răng và duy trì sức khỏe nướu, một số biện pháp phòng ngừa cần thực hiện như sau:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch giữa các răng. Chọn bàn chải và chỉ nha khoa mềm để tránh làm tổn thương nướu.
- Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride: Fluoride giúp ngăn chặn sự phá hủy của axit trên men răng và bảo vệ nướu khỏi viêm nhiễm.
- Thăm khám bác sĩ nha khoa 2 lần/năm để kiểm tra và làm sạch chuyên sâu. Ngoài ra, có thể phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về nướu trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.
- Ngừng hút thuốc lá: Hút thuốc là một trong những yếu tố rủi ro chính gây viêm quanh răng.
- Kiểm soát tiểu đường: Nếu bạn có tiểu đường, duy trì mức đường huyết ổn định để giảm nguy cơ viêm nướu.
- Tránh thức ăn và đồ uống có đường: Thức ăn và đồ uống giàu đường tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm quanh răng.
- Chăm sóc răng cố định: Nếu bạn đang sử dụng răng giả hoặc các thiết bị nha khoa khác, hãy duy trì vệ sinh cẩn thận để ngăn chặn tích tụ vi khuẩn và mảng bám.
- Tránh những thói quen như nghiến, cắn móng tay; hạn chế sử dụng răng giả để giảm áp lực lên nướu và răng.
Thức ăn có đường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm quanh răng.
Những biện pháp trên giúp bạn duy trì nướu và răng khỏe mạnh, ngăn chặn sự phát triển của viêm quanh răng và bảo vệ sức khỏe nướu.
Vậy khi nào bạn cần gặp nha sĩ?
Khi bạn gặp các triệu chứng như nướu đỏ, sưng hoặc chảy máu khi đánh răng, bạn nên đặt lịch hẹn với nha sĩ ngay để điều trị sớm, ngăn chặn bệnh tiến triển thành viêm nướu răng cấp tính. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của viêm quanh răng, hãy liên hệ với nha sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
HỆ THỐNG NHA KHOA ANH DŨNG
- Khoa RHM – PK Đa khoa Anh Dũng
- 54 đường 14/10 – TT. Tiền Hải – Thái Bình
- Hotline: 02273 781 293- 0971 979 268
- Trung tâm nha khoa Anh Dũng
- 34 Quang Trung – TP. Thái Bình
- Hotline: 0227 3840 555 – 0919 990 980
#nhakhoaanhdung #nhakhoaso1thaibinh #chinhnha #itero #invisalign #implant #rangsucaocap #taytrangrang #nhakhoathammy #cayghepimplant #niengrangtrongsuot #niengrangmaccai