NẾU MẤT RĂNG CẤM CẦN LÀM NHƯ NÀO?

Răng cấm chính là răng số 6, số 7 trên cung hàm, chúng có vai trò quan trọng trong hoạt động ăn nhai và nâng đỡ cấu trúc toàn hàm. Do đó, mất răng cấm sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường và cần phục hình sớm để ngăn ngừa biến chứng, bảo vệ sức khỏe răng miệng.
1. Mất răng cấm có nên trồng lại không?
Răng cấm bắt đầu mọc vào thời điểm trẻ thay răng ở độ tuổi 6 – 8 tuổi, mỗi người sẽ có 8 chiếc răng cấm trên cung hàm (4 chiếc răng số 6 và 4 chiếc răng số 7). Những chiếc răng này chỉ mọc lên 1 lần duy nhất trong đời, chúng nắm giữ nhiều vai trò quan trọng và không thể thay thế bằng bất kỳ một chiếc răng nào khác.
Đúng với tên gọi của chúng, thì răng cấm là cấm được nhổ bỏ, cấm được đụng đến. Nếu xảy ra tình trạng mất răng cấm thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng và toàn thân. Răng cấm số 6, số 7 bị mất đi không thể mọc lại, giải pháp duy nhất lúc này chính là can thiệp biện pháp nha khoa, thực hiện trồng răng phục hình.
Trồng răng cấm nên thực hiện càng sớm càng tốt, tránh để mất răng lâu năm gây ra nhiều mối nguy hại cho con người. Số lượng răng mất càng nhiều, khoảng trống mất răng càng lớn và sức khỏe càng bị ảnh hưởng nặng nề.
2. Mất răng cấm gây ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Những chiếc răng số 6, số 7 có mặt ăn nhai lớn, nhiều hố rãnh và đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính. Cùng với việc vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng rất dễ làm giắt thức ăn và có nguy cơ gây sâu răng. Nếu bệnh lý không được điều trị kịp thời dẫn đến mất răng thì sẽ để lại nhiều hậu quả nguy hiểm.
2.1 Suy giảm chức năng ăn nhai
Chức năng ăn nhai toàn hàm bị giảm tới 70% khi mất răng cấm và lúc này người bệnh phải đổi bên nhai làm sức nhai tập trung ở một bên hàm. Lâu ngày sẽ làm răng cấm ở bên hàm còn lại cũng bị mòn nhanh chóng, suy yếu theo càng làm giảm sức ăn nhai. Từ đó người bệnh có thể thay đổi vị trí nhai lên nhiều vị trí răng khác dẫn đến rối loạn chức năng nhai.
2.2 Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Với lực ăn nhai không ổn định rất khó để nghiền nát được thức ăn một cách kỹ lưỡng. Khi đó, thức ăn dạng thô sẽ trực tiếp đi xuống dạ dày gây khó tiêu hóa, tăng áp lực lên dạ dày khiến dạ dày phải co bóp và hoạt động nhiều hơn. Điều này dẫn đến hàng hoạt động các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa và dạ dày như viêm dạ dày, viêm đại tràng,…
2.3 Xô lệch răng, sai khớp cắn
Khoảng trống mất răng lâu ngày khiến các răng xung quanh có xu hướng bị xô lệch, đổ nghiêng về vị trí thiếu răng. Răng cấm đối diện ở hàm trên sẽ trồi lên làm mất cân bằng với những chiếc răng còn lại.
Mất răng cấm từ đó sẽ làm xô lệch toàn hàm, hàm răng lệch khớp cắn kéo theo các triệu chứng đau mỏi cơ hàm, loạn năng khớp thái dương hàm.
2.4 Mất răng cấm gây tiêu xương hàm, lão hóa sớm
Sau khoảng vài tháng mất răng cấm thì vị trí răng số 6, số 7 sẽ có hiện tượng tiêu biến xương hàm. Vùng xương hàm bị lõm sâu xuống dưới dẫn đến tụt lợi, hóp má, cơ mặt chảy xệ. Người bị mất răng sẽ có khuôn mặt già hơn so với tuổi thật.
2.5 Mất thẩm mỹ, trở ngại giao tiếp hàng ngày
Không chỉ khi mất răng cửa, các răng vị trí dễ thấy mới gây mất thẩm mỹ. Khi mất răng cấm cũng sẽ gây ảnh hưởng đến khuôn mặt và nụ cười. Đặc biệt nhận thấy rõ ràng khi người bệnh đã có các dấu hiệu tiêu xương, lệch hàm. Tốc độ lão hóa của khuôn mặt sẽ diễn ra nhanh chóng khiến nhiều người ngại ngùng, không còn tự tin khi giao tiếp.
3. Phương pháp phục hình khi bị mất răng cấm
Để ngăn chặn các biến chứng ở trên thì khi chẳng may bị mất răng cấm hay bất kỳ một chiếc răng nào khác người bệnh nên trồng răng giả bằng cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant.
3.1 Làm cầu răng sứ
Làm cầu răng sứ cho răng cấm chỉ có thể áp dụng được trong trường hợp mất 1 răng cấm số 6. Vì để làm cầu răng sẽ cần tới 2 trụ răng là răng thật kế cận răng mất để nâng đỡ cầu răng sứ, tức là mất răng số 6 thì trụ răng là răng số 5 và răng số 7. Khi đó dải cầu răng sẽ được nâng đỡ ổn định bên trên trụ răng, phục hình răng mất với tính thẩm mỹ cao và khả năng khôi phục chức năng ăn nhai hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu mất răng số 7 hoặc mất cả 2 răng số 6 và số 7 thì không thể phục hình bằng cầu răng sứ. Bởi rất ít người mọc đủ răng khôn số 8 và mọc thẳng để có thể giữ lại làm trụ răng, hầu hết các trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm đều có chỉ định nhổ bỏ.
Cầu răng sứ bắt buộc phải mài 2 răng bên cạnh để làm trụ
3.2 Trồng răng cấm bằng cấy ghép Implant
Trồng răng Implant là phương pháp được khuyên dùng hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội, khắc phục được các khuyết điểm của cầu răng sứ. Cấy ghép Implant sẽ không phải mài răng kế cận làm trụ răng, khi mất răng cấm số 6 hoặc số 7 thì bác sĩ sẽ đặt 1 trụ răng vào trong xương hàm tại vị trí răng mất để khôi phục chân răng. Tiếp đó lắp khớp nối Abutment và mão sứ bên trên để hoàn thiện 1 chiếc răng Implant với cấu tạo tương tự răng thật.
Như vậy, răng Implant gồm có 3 phần là trụ răng, Abutment và mão răng sứ tương ứng với chân răng, ngà răng và men răng. Với chân răng giả nằm ổn định trong xương hàm sẽ mang đến một chiếc răng vững chắc, khả năng chịu lực tốt cùng với tuổi thọ lâu dài. Răng Implant vừa đảm bảo chức năng ăn nhai tối ưu vừa mang hiệu quả thẩm mỹ tuyệt vời.
Đặc biệt, đây là phương pháp trồng răng có thể áp dụng cho mọi trường hợp mất răng từ 1 chiếc đơn lẻ đến toàn hàm. Dù mất răng cấm ở vị trí nào và số lượng bao nhiêu thì cấy ghép Implant vẫn là sự lựa chọn phù hợp nhất.